♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3 _
PostSubject: Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3   Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3 I_icon_minitime19.08.10 19:13

Việt Nam có hàng chục lễ tết cổ truyền ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Mỗi cái Tết đều chứa đựng một sự tích sâu xa, thể hiện được đời sống văn hóa tinh thần của con người đất Việt.

Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3 N66nwh
Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hàng năm. Vào ngày đó, mọi nhà không để lửa mà ăn đồ ăn đã chuẩn bị từ hôm trước. Vì bởi ăn đồ ăn nguội nên được gọi là hàn thực.

Tết này có nguồn gốc ở Trung Hoa và trở nên thông dụng ở nước ta từ lâu. Theo điển tích, vào khoảng năm 654 trước Công nguyên thuộc thời Xuân Thu, nước Tấn (một chư hầu của nhà Chu) có loạn, công tử Trùng Nhĩ phải lánh nạn qua nước Địch, đến Tề, rồi sang Sở ròng rã 19 năm. Trong một lần đói khát không tìm ra cái ăn, Giới Tử Thôi – một bầy tôi theo hầu đã cắt thịt đùi mình nấu chúa ăn. Biết được chuyện này, Trùng Nhĩ vô cùng cảm kích. Sau khi Trùng Nhĩ giành được nước, làm vua gọi là Tấn Văn Công, khi ban thưởng cho những bầy tôi đã từng cùng nếm mật nằm gai, nhà vua quên mất Giới Tử Thôi. Tử Thôi không oán giận vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là việc của kẻ bề tôi, và đem mẹ vào ở ẩn trong núi Miên. Đến khi nhớ lại công ơn của Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công cho người đi tìm, biết Giới Tử Thôi ẩn ở núi Miên, gọi mời mãi ông không ra, nhà vua cho rằng nếu đốt cháy núi Miên, mẹ con Giới Tử Thôi ắt hẳn phải xuống núi. Nào ngờ, khi vua cho đốt rừng, mẹ con Giới Tử Thôi chấp nhận chịu chết cháy trong núi chứ không ra. Đó là vào ngày mùng 3 tháng Ba. Tấn Văn Công thương xót, cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi và cấm dân gian không được dùng lửa trong ngày đó, nên người dân phải đun nấu thức ăn từ trước.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và trở nên mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt tượng trưng cho tết Hàn Thực bằng bánh trôi – bánh chay, với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

Riêng dân làng Hát Môn huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây lại không dùng bánh trôi trước ngày mùng 6 tháng Ba âm lịch. Vào ngày hôm đó, trong khi ở đền cúng Hai Bà, thì tại các gia đình, người ta cũng làm bánh trôi để cúng tổ tiên, và chỉ sau cuộc cúng tế này, người ta mới ăn bánh trôi.

Đối với dân làng Hát Môn thì họ coi đây là một thứ bánh thánh – thánh hưởng thụ rồi dân mới ăn. Nếu chưa đến ngày mùng 6 tháng Ba, dân làng dù có đi đâu, cũng không bao giờ ăn bánh. Đây là do lòng thành của họ đối với Hai Bà: chưa đến ngày giỗ, Hai Bà chưa hưởng, họ chưa ăn. Họ cũng muốn nhớ lại cử chỉ cao đẹp của bà hàng bánh trôi xưa kia, dù nghèo khổ cũng dâng bánh lên Hai Bà, trước khi Hai Bà xuất trận.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
 

Tết Hàn thực - mùng 3 tháng 3

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com