♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Lý Sư Sư

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Lý Sư Sư _
PostSubject: Lý Sư Sư   Lý Sư Sư I_icon_minitime02.09.10 14:28

Lý Sư Sư 5nrkcf7b7rykt4g9i6


Đoạn Kết Cuộc Đời Danh Kỹ Lý Sư Sư


Lý Sư Sư là một danh kỹ nổi tiếng tài hoa sống cuối thời Bắc Tống tại Đông Kinh (Khai Phong), mà cũng đã khá quen thuộc với khán giả Việt Nam qua một số phim dã sử Trung Quốc. Các nhà làm phim đã khai thác nhân vật này ở các khía cạnh khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau. Thế nhưng đoạn kết cuộc đời của Lý Sư Sư thực sự như thế nào, có lẽ vẫn còn nhiều tranh cãi. Dười đây là một bài viết được st và dịch từ tài liệu tổng hợp của Trung Quốc để mọi người tham khảo.

Những câu chuyện về Lý Sư Sư tuy không thấy trong chính sử, nhưng trong dã sử hay các thoại bản dân gian thì có thể thấy rất đầy đủ và sinh động. Trong "Thuỷ Hử Truyện", tác giả sách này đã viết về Lý Sư Sư với quan hệ mật thiết tới việc chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc, và nhờ vậy mà cô đã trở thành một nhân vật phong lưu tột bực trong những năm Chính Hoà thời Tống Huy Tông. Về sau, cô lại trở thành một hình mẫu đặc thù cho các văn nhân mượn để châm biếm những ông vua hoang dâm vô độ. Sử Mộng Lan đời Thanh có bài thơ: "Vi Tống diễm đề từ" (Đề từ cho bức tranh người đẹp đời Tống) như sau:

Tống sử cao tiêu đạo học danh,
Phong lưu thiên tử khước đa tình.
An An Đường dữ Sư Sư Lý,
Tận đắc thừa ân nhập cấm thành.



(Tạm dịch:

Tống sử nêu cao người học đạo,
Phong lưu thiên tử cũng đa tình.
An An Đường với Sư Sư Lý,
Đều được ơn vua đến Cấm thành.
)

(Đường An An cũng là một danh kỹ ở Hàng Châu được Tống Lý Tông rất sủng ái)

Những câu chuyện về Lý Sư Sư phần nhiều được thấy trong các bút ký của người thời Tống. Trong "Quý Nhĩ Lục" của Trương Đoan Nghĩa, "Mặc Trang Mạn Lục" của Trương Bang Cơ đều nói đến Lý Sư Sư là một người dịu dàng, phong nhã, từng giao lưu với các nhà viết từ nổi tiếng như Chu bang Ngạn, Tiều Xung Chi, và hai ông đều có thơ, từ lưu tặng. Sách "Thanh Nê Liên Hoa Ký" thì chép: "Danh kỹ Lý Sư Sư ở ngõ Kim Tuyến trong thành Đông Kinh, tài nghệ và dung mạo đều tuyệt trần. Huy Tông từ những năm Chính Hoà về sau, thường vi hành ngồi kiệu nhỏ, với vài nội thần dẫn đường đến chơi nhà Lý Sư Sư." Nhưng vi hành thế nào cũng không thể che giấu mãi được, chuyện hoàng đế đến chơi nhà kỹ nữ thời đó quả thực là một chuyện "kinh thiên động địa" ở kinh đô, nên ai cũng biết. Lý Sư Sư nhờ có thể đầu gối má kề với vua nên quyền thế nghiêng ngửa một thời, thậm chí như sách "Úng Thiên Toả Ngữ" nói: "Tướng giặc ở Sơn Đông là Tống Giang, tính chuyện quy thuận, bèn trốn đến Đông Kinh tìm gặp Lý Sư Sư." Sau đó, Tống Huy Tông đã cố tình tạo ra một cái vỏ bọc là khách buôn cho Lý Sư Sư rồi công khai đưa vào hoàng cung phong làm Doanh Quốc Phu nhân, Lý Minh phi.

Tuy nhiên ngày vui ngắn chẳng tày gang, chẳng bao lâu thì Huy Tông do sợ hãi uy lực nước Kim, phải truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn tức Tống Khâm Tông, rồi trốn vào trong cung Thái Ất xưng là Đạo Quân Giáo chủ. Lý Sư Sư mất chỗ dựa, bị phế làm thứ dân, và đuổi khỏi cung, nhà cửa, gia sản đều bị tịch biên.

Cũng có thuyết nói, Sư Sư tự thấy trong nhà nhiều của cải, khó trách khỏi tai hoạ, bèn nhân khi quân Kim gây loạn ở Hà Bắc, "đem hết của cải được ban tặng khi xưa, giao nộp cho phủ doãn Khai Phong, xung vào của công để giúp quân lương ở Hà Bắc" (Theo "Lý Sư Sư ngoại truyện").

Nhưng dù thế nào thì qua lần đại biến động đó, Lý Sư Sư trong nhà cũng "sạch như chùi". Chẳng bao lâu, quân Kim lại vây đánh Khai Phong lần thứ 2, bắt Huy Tông, Khâm Tông và tôn thất họ Triệu đem về phương bắc, chuyện về Lý Sư Sư từ đó về sau có nhiều người chép, nhưng mỗi người một khác.

Tác phẩm khuyết danh thời Nam Tống - "Lý Sư Sư Ngoại Truyện" có thể nói là đã ghi chép tường tận nhất, rằng: "Sau khi người Kim phá Biện Kinh, chủ soái giặc là Thát Lãn đòi tìm Sư Sư, nói: "Chúa ta đã biết đến tên Sư Sư, tất phải bắt sống. Tìm nhiều ngày vẫn chưa thấy, bọn Trương Bang Xương (hàng thần nhà Tống - CHĐ) dò theo tông tích, bắt được, đem hiến vào doanh trại quân Kim. Sư Sư liền mắng rằng: "Ta chỉ là một kỹ nữ hèn kém, nhưng đã chịu ơn vua yêu mến, thì thà chết chứ không có lòng khác. Còn như các người, chức cao lộc hậu, triều đình nào có phụ bạc gì các người, mà các người lại tìm cách chém giết muôn dân, huỷ hoại tông miếu?" Nói rồi rút cây trâm trên đầu tự đâm vào cổ, nhưng không chết, bèn bẻ ra nuốt vào bụng mà chết." Tác giả cũng bình luận: "Xem tiết tháo cuối đời của Sư Sư, lẫm liệt khác nào trang hiệp sĩ, không thể coi là kẻ phàm dung được!"

Hoàng Đình Giám đời Thanh trong "Lâm Lang Bí Thất Tùng Thư" cũng ca ngợi chuyện Lý Sư Sư tuẫn tiết vì nước: "Sư Sư không chỉ nổi tiếng tài sắc một thời, mà xem tiết tháo quyên sinh khảng khái lúc sau cùng, chẳng khác bậc trượng phu lẫm liệt. Chỉ bất hạnh là phải hãm thâm vào chốn ti tiện, chẳng được vào nơi màn trướng quân cơ, để tranh nêu tên tuổi ở sử xanh."

Nhưng sau này, có nhiều người dị nghị về chuyện đó, giáo sư Đặng Quảng Minh trong "Đông Kinh Mộng Hoa Lục Chú" cho rằng: "Xem chuyện này có thể thấy ngay đây là chuyện bịa đặt do người cuối đời Minh viết." Lỗ Tấn cũng xếp cuốn ngoại truyện này vào thể loại truyện truyền kỳ, và biên tập vào "Đường Tống Truyền Kỳ Tập". Nhà viết kịch Tống Chi Đích nói: "Những điều tác giả "Lý Sư Sư ngoại truyện" viết hoàn toàn là truyền kỳ, e rằng cảm khái nhiều hơn là sự thực. Có lẽ ông muốn mượn chuyện trung nghĩa của Sư Sư để chê trách thời thế bấy giờ mà thôi."

Chuyện về Lý Sư Sư sau khi Biện Kinh thất thủ, còn có người cho rằng, cô bị bắt làm tù binh đưa về phương bắc, ép gả cho một tên lính già ốm bệnh, kết thúc cuộc đời một cách nhục nhã. Đinh Dược Cang người đời Thanh trong "Tục Kim Bình Mai" đã tán đồng theo cách nói này.

Nhưng lại có thuyết nói: Khi tướng Kim là Thát Lãn theo danh sách các phụ nữ được bọn hàng thần Trương Bang Xương đưa lên để bắt về hoàng cung nhà Kim, thì Lý Sư Sư đã đi tu, trở thành một nữ đạo sĩ rồi, nên không nằm trong số đó nữa. Có thể nói, các tiểu thuyết gia tuỳ vào mục đích của mình đã thêm bớt và tạo ra rất nhiều kết cục cho nhân vật này.

Thực ra ngay thời Nam Tống đã có những ghi chép về chuyện cuối đời của Lý Sư Sư. Sách "Thanh Nê Liên Hoa Ký" nói: "Loạn Tĩnh Khang, Sư Sư chạy xuống phía nam, có người từng gặp cô ở vùng Hồ - Tương, thấy già nua tiều tuỵ, không còn phong thái như ngày trước."

Sách "Mặc Trang Mạn Lục" cũng nói: "Khoảng niên hiệu Tĩnh Khang, Lý Sư Sư và bọn Triệu Nguyên Nô ... đều bị tịch thu gia sản. Sư Sư lưu lạc đến đất Triết, sĩ đại phu đều mời đến nhà để nghe hát, nhưng đã tiều tuỵ, không còn phong thái như xưa." Ở đây chỉ có điểm khác với "Thanh Nê Liên Hoa Ký" về địa điểm mà Sư Sư đến, đó là Triết Giang chứ không phải Hồ Nam.

Đầu đời Thanh, Trần Thẩm trong "Thuỷ Hử Hậu Truyện" cũng nói theo cách này, cho rằng đầu thời Nam Tống, Lý Sư Sư lưu lạc đến Lâm An (tức Hàng Châu) ngụ cư dưới núi Cát Lĩnh bên Tây Hồ, vẫn sống bằng nghiệp xướng ca như cũ. Trong thoại bản "Tuyên Hoà Di Sự" đời Tống, cũng có những ghi chép tương tự như trên, nhưng lại thêm vào mấy câu: "sau lưu lạc đến vùng Hồ - Tương, làm vợ một khách buôn."

Có lẽ vì vậy mà Lưu Tử Huy thời Tống đã có bài thơ "Biện Kinh Ký Sự Thi" như sau:

Liễn cốc phồn hoa sự khả thương,
Sư Sư thuỳ lão quá Hồ Tương.
Lũ kim đàn bản kim vô sắc,
Nhất khúc đương niên động đế vương


(Tạm dịch:

Xe ngựa phồn hoa chuyện khá thương,
Sư Sư già lão đến Hồ - Tương.
Áo vàng đàn phách nay đâu nhỉ,
Một khúc năm xưa động đế vương.
)

Kết cục buồn đau dễ gợi lòng trắc ẩn với chính người đương thời như vậy có lẽ là đúng hơn cả với cuộc đời của danh kỹ này chăng?.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Lý Sư Sư _
PostSubject: Re: Lý Sư Sư   Lý Sư Sư I_icon_minitime02.09.10 14:39


Lý Sư Sư - Người Mê Hoặc Tống Huy Tông

Lý Sư Sư nguyên vốn là Kỹ Nữ ở Lầu Xanh của Vương Dần ở Biện Kinh, lúc mới 3 tuổi cha mẹ đem đến chùa xin đặt tên, vị Lão Tăng xoa đỉnh đầu cô ta, bỗng nhiên cô ta cười lớn. Vị Lão Tăng đó nhận thấy cô ta có nhân duyên với Phật Môn, mà người trong Phật Gia hay được gọi là “Sư” cho nên mới đặt cô ta là Lý Sư Sư. Qua một năm sau, vì cha mẹ bị tội chết trong nhà Ngục. Cô ấy được hàng xóm nuôi đến khôn lớn, càng lớn Lý Sư Sư càng lộ vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, nước da trắng ngần, khi đó cô được một Ma Ma họ Lý chuyên kinh doanh kỹ viện thu nhận về nuôi, dạy cho Cầm Kỳ Thi Họa, ca múa tiếp khách. Chỉ một thời gian sau Lý Sư Sư đã trở thành một Danh Kỹ nổi tiếng Kinh Thành, là đối tượng cạnh tranh của các vị Vương Tôn Công Tử, Văn Nhân Nhã Sĩ. Cuối cùng danh thơm đã đến tai của Tống Huy Tông. Cao Cầu, Dương Tiển nhân thế xúi giục Tống Huy Tông, sắp xếp cho nhà vua sớm gặp Lý Sư Sư.

Chỉ một lần đầu gặp Lý Sư Sư, Tống Huy Tông tưởng như đã thân quen từ lâu. Lý Sư Sư không thấp kém cũng không cao ngạo, mà khí chất thật ôn nhu uyển chuyển linh hoạt xinh tươi, làm cho Tống Huy Tông như đang trong mộng đẹp vậy. Lý Sư Sư và Cao Cầu sớm đã biết nhau, gặp người có quyền cao chức trọng tất nhiên đối với người nắm mạng sống của mình tất nhiên là cung cung kính kính, trong tâm nghi ngờ, nhưng cũng không thể đắc tội với một vị đạt quan hiển quý, vì thế ân cần cung phụng.

Đến ngày hôm sau khi trời còn chưa sáng, Tống Huy Tông lại vội vã mặc y phục cùng Cao Cầu, Dương Tiển trở về thượng triều. Cứ như vậy dần dần Tống Huy Tông đối với Hậu Cung ngày càng lạnh nhạt dường như chẳng thấy, cứ dăm ba bữa lại lấy cớ thị sát dân tình ra khỏi cung đến tìm Lý Sư Sư vui vầy loan phượng, có lúc còn gọi cả Đại Học Sĩ Vương Phủ cùng đi. Lý Sư Sư dần dần biết được chân thực thân phận của ngài, tức là Vạn Tuế Gia giá lâm, thể nào chẳng đón nhận vui mừng! Thế từ đó cuộc đời Lý Sư Sư đã bước qua một giai đoạn mới, thân phận tuy chỉ là một Danh Kỹ, nhưng đã là “Danh Hoa Hữu Chủ”, đến như các Vương Công Quý Tộc có quyền thế cũng chỉ thở dài ao ước một chữ “Sư” mà thôi. Đến một ngày kia có một Võ Công Viên Ngoại Lang buôn bán lớn trước kia có giao tình thâm sâu với Lý Sư Sư, một ngày ngẫu nhiên gặp lại Lý Sư Sư, liền ở lại chỗ cô, rượu chè xong không khỏi nổi máu ghen tuông bộc phát, liền viết một bài Từ chế giễu Tông Huy Tông như sau : Bước nhà đến trước lầu nhỏ, thấy một giai nhân mặt như Tiên; Mơ tưởng Thánh Tình Huy tự mộng, truy hoan tay giữ lan can tứ ý, một đêm đã hẹn thề. Đầy tay vớt lấy ngọc như khói, sáng nghe mõ báo vội hồi cung, lưu lại ở đây một đêm tiền. Tống Huy Tông nghe thấy giận lắm, sai người đi giết, nhưng cuối cùng cũng chỉ đày làm lính ở Kinh Châu.

Kỹ thực trong các khách của mình, Lý Sư Sư thắm tính nhất với Đại Tài Tử Chu Bang Ngạn. Có một lần Tống Huy Tông bị bệnh, Chu Bang Ngạn liền tới kiếm Lý Sư Sư. Hai người đang lúc tâm tình bỗng nhiên có tin báo Thánh Giá đến nơi, Chu Bang Ngạn tính trốn không kịp, liền núp dưới giường. Tống Huy Tông chỉ đến tặng cho Lý Sư Sư một cái ghế mới, rồi vội vã về Cung, Lý Sư Sư giả ý mời chào ở lại : “Giờ đã canh ba, sương xuống ngựa trơn, Long thể nên cẩn thận.” mà Tống Huy Tông chính vì Long Thể không được khỏe, nên không muốn lưu lại, vội đi ngay. Chu Bang Ngạn trườn ra từ gầm giường liền thâm một câu Từ : Tịnh Đao Như Thủy, Ngô Diêm Thắng Tuyết, Tiêm Chỉ Phá Tân Tranh. Cẩm Vi Sơ Ôn, Thú Hương Bất Đoạn, Tương Đối Tọa Điều Tranh. Hạ giọng hỏi : Nghỉ đêm ở chỗ nào ? Trống đã canh ba, đường trơn sương xuống, nếu như không quay về, thật là ít người đi. Về sau Tống Huy Tông khỏi bệnh đến yến ẩm cùng Lý Sư Sư, Lý Sư Sư nhất thời quên mất lại đem bài từ xướng lên. Tống Huy tông hỏi của ai làm, Lý Sư Sư thuận miệng nói Chu Bang Ngạn, nói rồi hối không kịp. Tống Huy Tông lập tức hiểu ra đêm đó Chu Bang Ngạn đã ở trong phòng. Sắc mặt thay đổi, qua mấy ngày sau ra lệnh ngầm đổi Chu Bang Ngạn ra khỏi Biện Kinh. Lý Sư Sư thấy vậy liền làm một bài từ “Lan Lăng Vương” xướng cho Tống Huy Tông nghe. Tống Huy tông biết mình hơi quá, liền gọi Cho Bang Ngạn quay về.

Tống Huy Tông phong lưu mà chôn mất ý chí, để nơi biên ải rơi vào nguy cấp cuối cùng bị bắt ở thành Tĩnh Khang. Quân Kim sẽ bắt được cả Lý Sư Sư, xong không thành công. Triều Tống lui về phía nam, Lý Sư Sư lưu lạc đâu không rõ, có người nói cô đem hết tài sản đóng góp để chống quân Kim, còn tự mình trốn vào của thiền. có người nói cô bị quân Kim truy đuổi, nuốt kim vàng tự sát. Cũng lại có người nói cô ta lấy và chốn theo một người buôn bán, sau cùng đã trẫm mình dưới sông Tiền Đường.

Chuyện Được Mất Xưa Nay, Chỉ Biết Nói Rồi Cười.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
 

Lý Sư Sư

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Other-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com