♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:30

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Thdao


Hưng Đạo Vương 興道王 - Trần Quốc Tuấn 陳國峻 sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228) trong một gia đình quý tộc người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định (nay là Bảo Lộc- Mỹ Phúc, ngoại thành Nam Định). Cha Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Vua Trần Thái Tông, mẹ Trần Quốc Tuấn là Nguyệt Vương Phi.

Trần Liễu (1210-1251) là anh vua Trần Thái Tông (1218-1277). Thái Tông lấy công chúa Chiêu Thánh đã lâu chưa có con nên Thái sư Trần Thủ Độ (1194-1264) ép vua lấy vợ của Trần Liễu, là công chúa Thuận Thiên, khi bà đang mang thai 3 tháng, để có người nối dõi.

Trần Liễu uất ức họp quân làm loạn. Còn Thái Tông rất áy náy, bỏ cung điện lên chùa Yên Tử ở với người bạn là Quốc sư Phù Vân. Các quan đi theo van vỉ mấy, nhà vua cũng không chịu về. Thủ Độ bèn tuyên bố : “Hễ vua ở đâu thì dựng cung điện ở đấy”, rồi lệnh cho quân sĩ đo đạc, cắm mốc để xây. Sư Phù Vân thấy thế hoảng sợ, bèn kêu xin Thái Tông : "Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm tổn hại chốn núi rừng của đệ tử". Vua đành phải quay về kinh.

Trần Liễu chống lại, nhưng cuối cùng thấy thế yếu, biết không thể đương đầu, nên một bữa đã tìm cách lên vào thuyền vua xin hàng. Thủ Độ biết tin, giận dữ rút gươm đòi chém. Thái Tông phải dùng thân mình che cho anh và nói mãi, Thủ Độ mới chịu nguôi. Sau đó, Thái Tông đã đền bù, cắt đất ban cho Trần Liễu làm thang mộc và phong cho ông là An Sinh Vương.

Tuy vậy, Trần Liễu vẫn nuôi hận trong lòng, nên trước khi chết đã gọi con là Trần Quốc Tuấn đến bên giường, kể lại chuyện cũ cho nghe và dặn sau này phải tìm cách trả thù, bắt con hứa làm theo, rồi Trần Liễu mới nhắm mắt.

Đến năm 1257, giặc Mông - Nguyên kéo sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Trần Quốc Tuấn được vua giao chỉ huy quân thủy bộ phòng giữ biên giới. Năm 1283, quân Mông - Nguyên lại lăm le sang xâm lược nước ta lần thứ hai, ông được vua Trần Nhân Tông (1258-1308) phong làm Tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước, để chống nhau với giặc.

Đến năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc.

Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy."

Có một lần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đem chuyện cha dặn mình ướm hỏi Yết Kiêu và Dã Tượng, là hai kẻ gia nô, để thăm dò ý kiến. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi." (Lấy từ tích cũ: Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vương trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: "Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ còn thưởng gì nữa".)

Hưng Đạo Vương cảm động đến khóc, khen ngợi hai người.

Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"

Hưng Vũ Vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"

Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.

Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."

Song đến khi giặc Mông - Nguyên xâm lược nước ta, bản thân Quốc Tảng, cũng như các con trai khác của Hưng Đạo Vương là Hưng Vũ Vương Hiến, Hưng Hiến Vương Uất, Hưng Trí Vương Nghiễn, đều noi gương cha, bỏ qua mọi hiềm khích gia tộc, để cùng chung sức đánh giặc, cứu nước. Họ chiêu mộ quân sĩ, tập luyện võ nghệ, mua sắm vũ khí, rồi từ nhiều vùng đất thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, đem hai mươi vạn quân cùng về hội ở Vạn Kiếp, tập hợp dưới ngọn cờ tổng chỉ huy của người cha yêu nước vĩ đại Trần Hưng Đạo, quyết sống mái với kẻ thù.

Chỉ riêng việc các con Hưng Đạo Vương chiêu mộ quân sĩ cũng đã bổ sung vào quân số của quân nhà Trần đến hai chục vạn, làm cho triều đình và mọi người vững tin vào nước Đại Việt ta có thể huy động được một lực lượng quân sự hùng hậu để quyết chiến với kẻ thù, cho dù chúng hung bạo và đông đảo đến đâu.

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên, cả gia đình Hưng Đạo Vương đều là những tướng lĩnh giỏi, góp phần rất xứng đáng vào thắng lợi lớn lao của cả dân tộc. Sử còn ghi trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Hưng Vũ Vương Hiến đã chỉ huy quân ta, chặn đánh quyết liệt toán giặc rút lui tại Vĩnh Bình (Lạng Sơn), khiến cho tướng giặc Lý Hằng tử trận và chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, bắt lính khiêng chạy trốn, mới thoát chết.

Hưng Vũ Vương Hiến được phong là Khai quốc công, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng được phong làm Tiết độ sứ (vị quan chỉ huy quân đội), rồi thăng đến Thái úy. ông được vua Trần cử đến trấn thủ vùng Tĩnh Bang, tức Cửa ông, tỉnh Quảng Ninh bây giờ, rồi ẩn cư luôn ở đấy.

Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Hưng Đạo Vương luôn ở cạnh các vua Trần, cả những lúc bị giặc đuổi hết sức nguy cấp, ông cũng đem thân mình để bảo vệ vua, vì sự nghiệp chung của dân tộc.

Trận đánh lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng (3/4/1288)
[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Bachdg5q
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:31

ベトナムの民族的英雄。
死後、神として祀られた。
生前の名は陳興道、陳国峻(1228-1300)。
大越陳朝の王族であり武将。
道士でもあった。

1257年、モンゴル軍が攻めてきたとき、これを撃破。
1282年、クビライの元軍が攻めてきたときも、ゲリラ戦でこれを撃破。
皇帝・仁宗がちょっとくじけて「降伏しようかな…」と言いだしたときも、
「戦わずに降伏するくらいなら、私の首を差し出せ!」と大反対。
思い直した皇帝は、徹底抗戦を心に決め、
チャンパ(占城)国などと協力して見事元軍を追い返した…



ベトナムの民族的英雄。陳(チャン)朝ベトナムの王族であり、ベトナム史上最強の将軍。

 陳興道の本名は陳国峻(チャン・クォック・トアン)という。興道王だったために陳興道と呼ばれるようになった。

 陳朝初代皇帝の陳太宗(チャン・タイ・トン)の治世であった1257年に、大理国を占領し勢いづいたモンゴル軍が、突如としてベトナム国内に侵入してきたのである。

 この時モンゴル軍はベトナムの首都タンロンを落としてしまう。しかし、勝ったはずのモンゴル軍は陳興道の焦土作戦によりモンゴル軍は補給手段を断たれ、退却し始めた。陳興道は退却するモンゴル軍を追撃し、散々に破ったのだ。

 その後、1278年にモンゴルは中国の宋を滅ぼしてしまう。1281年はモンゴル軍は2度目の日本出兵をしている。

 その中で1285年にモンゴル軍が再度ベトナムに侵攻してくる。これに対抗したのは2年前に国公として全軍の指揮官となっていた陳興道だった。

 二度目の侵入でもモンゴル軍は首都を制圧したが、陳興道のゲリラ戦術と焦土戦術の前に退却せざるを得なかった。この戦いでモンゴル軍は半数以上被害を受けて敗走した。

 それでもベトナム征服をあきらめきれないモンゴル軍は1286年に再度ベトナム領内に侵入を始めた。今回は船舶を使ってきたモンゴル軍だったが、それに対して陳興道はある秘策で対抗した。

 その秘策とは、ベトナム初のベトナム民族王朝を建てた呉権(ゴ・クェン)の先訓を実行した。すなわち、干潮のときに白藤(バクダン)江に鉄の杭を立て、 満潮を見計らってモンゴル軍の船団を杭を立てた地点におびき寄せた。モンゴル軍が撃って出るのを見計らって、陳軍は小さな船で戦いを挑んだ。その時、白藤 江の潮が引きはじめ、モンゴル軍の戦艦は杭にさえぎられ動けなくなった。そこへ陳軍が突っ込んできたのである。奮戦の末、モンゴル軍の戦艦100艘が沈 没、400艘を捕獲。総大将ウマルや、数々の将軍を捕虜としたのだった。

 この戦いの勝利でベトナムは救われた。ベトナムの民衆は彼を救国の英雄と称え、国中に彼を祀る廟が立てられたのだった。


Memo 陳興道は間違えなく東南アジア最大かつ最強の英雄です。ベトナムの都市の大通りには必ずといっていいほど彼の名前がついています。

 ここで彼のエピソードを一つ。2度目のモンゴル襲来で敗戦が続き、当時の皇帝 仁宗は陳興道に対して「降伏したい」と言った。その時陳興道はこう 言った。「もし降伏するのであれば、まずはじめに私の首を斬ってください。私がいる限り、わが国は絶対に滅びることはありません」 この言葉に仁宗は戦い を続けることを決心したのです。それにしても、陳興道のすさまじい自信に脱帽です。しかも、彼の凄いところは本当にモンゴル軍に勝ってしまうところです。 有言実行の最強の英雄ですね。

 モンゴル軍は、2度目のベトナム侵攻後、3度目の日本遠征を計画していましたが、計画を変更し、先にベトナムを侵攻したのです。これまで無敗だっ たモンゴル軍はベトナムにて挫折したのでした。もちろん、日本遠征も中止となりました。陳興道はベトナムどころか、日本も同時に救ってしまったのでした。 まさにベトナムの生んだアジアの英雄です。

 彼がこの世を去る前に、「北の国からまた侵略してきたらどうすればいいか」と訊ねられ、こう答えました。「北方の敵は数を頼りにしているのです。 これに抗するには、しぶとく、また、一気に敵を攻撃することです。もし、敵が大火事や暴風雨のように一挙に無茶苦茶に攻めてくれば、彼を撃破するのはたや すいでしょう。しかし敵が辛抱強く、略奪もせずに勝利を急がないようであれば、われわれは最も優れた将軍を選び、将棋を戦うように最も効果的な戦術を駆使 して戦うべきです。軍隊は親子のごとく一致団結し、民衆には心やさしく接しなさい。民衆の力を育まなければなりません。山奥の道をうがち、永続的な基地を 作るようにじっくりとです」

 彼の遺言は現代まで語り継がれました。その後、ベトナムがフランスに対して行った抵抗と独立戦争、アメリカとの戦いにあたって、ベトナムの民衆がこぞって戦った背景には陳興道の教えという精神的後ろ盾があったからなのです。
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:34

年表によれば、1226年から1400年まで大越を統治していたチャン(陳)朝の始祖は漁師だった、という。先祖からの海上生活のおかげで、冒険好きで真っ黒に日焼けしたチャン一族は、波の中で食べ、風の中で話をしていたと言われている。
  
 13世紀に入って1230年代、一人の男子が生まれた。チャン一族の初めての世継ぎの子どもであった。チャン・クォック・トゥアンと名付けた。少年は、優れた外交官、宮廷を二分するねたみ派と策謀派をとりなす専門家として養育された。彼は、また立派な学者でもあった。
 
 陳朝になると、中国に代わって元の蒙古が、侵略の脅威となってきた。
1258年に蒙古(元)が第1回の侵略をした時(陳朝初代チャン・タイ・トン(陳太宗)の時代)に、チャン・クォック・トゥアンは、自分の書籍と武器を取り引きした。元軍は首都タンロンを制圧したが、暑さと食料不足から一時撤退せざるを得なくなった。その蒙古(元)軍に後ろから追い討ちをかけて、徹底的に打ち破ったのが、英雄チャンフンダオ(陳興道)だ。チャンは、戦争にも同様に長けていたことが証明され、現代で言う最高司令官に任ぜられた。彼は、チャン・フン・ダオ(陳興道)という名で知られるようになった。

 蒙古(元)軍を追い払うことは、容易な仕事ではなかった。アジアからロシアまでを制覇していた蒙古(元)は、大越を諦めることはなかった。攻撃しては撃退され、3度も侵略を繰り返したのである。

 北部中国をチンギス・カーンが制覇した後、彼の子孫が、チャンパ王国(現在のベトナム南部に相当する)の攻撃を思い立った。蒙古(元)は、大越領土を通過して進軍する許可を願い出た。チャン王朝がこれを拒否すると、またまた蒙古(元)は侵略した。

 疲弊した兵士を召集するにあたり、チャン・フン・ダオは、「将校と兵士に告ぐ」という詩を詠んだ。兵士たちは、将軍の愛国的な詩に心を動かされ、戦う決意をみなぎらせ、腕に“Sat That“(敵(蒙古)を殲滅せよ)という言葉を入れ墨した。歴史資料では、敵陣に送られた密使が、敵将軍に”Sat That”と腕に彫られた入れ墨を見せたという。逆境の時代には、チャン・フン・ダオのこの言葉が、ベトナムでしばしば繰り返し使用されたという。

 この将軍にの作とされている有名な箴言がある。
 「雁が何千里も飛べるのは、背骨が翼を支えているからだ。その背骨がなければ、普通の鳥にしか過ぎない」
 指導者としてのチャン・フン・ダオの偉大な力は、市民の一人ひとりが大事な兵士なのだということを納得させる能力にあった。

 知将チャン・フン・ダオは、敵の力を見抜く力をもっていた。そして、敵の弱点を利用した。蒙古は、強力な騎兵を背景に野戦場での戦闘を有利に展開することを狙った。しかし、大越には、多くの川あり、渓谷あり、敵軍の馬には困難が立ちふさがっていた。平原で蒙古軍と相まみえるよりはと、チャン・フン・ダオは自軍の姿を隠し、険しい地形のところで、侵略者を待ち伏せした。

 1285年(3代チャン・ニャン・トン(陳仁宗)の時代)、蒙古(元) が大越に対して2回目の侵略攻撃で、彼らは北部と南部から進軍を開始した。この時、チャン・フン・ダオ将軍は、チャン・ニャン・トン王に、「もし王が降服 を望んでおられるなら、王は、私のクビを先ず切り落としてください」と言ったと伝えられている。
 
 1285年1月、元軍はベトナムへ進攻し各地で勝利し、首都へ迫った。チャン・フン・ダオは小人数のゲリラ戦を挑み、食料を隠したりして、元軍の動きを止めてから総攻撃に移り、見事元軍を撃退した。

 50万の大軍が大越領土を進軍してきた時、チャン・フン・ダオ将軍は、ハノイのタンロン城を明け渡してでも、自軍の兵士を撤退させることを決めた。将軍の焦土作戦のおかげで、蒙古(元)軍がハノイのタンロン城に入場した時、全くもぬけの殻だった。

 一方、チャン・フン・ダオは、中部のゲ・アン省とティエン・チュオン(現ナム・ディン省)に軍隊を集中させ、敵軍が糧食不足になるのをじっと待ち構えていた。敵は、ゲ・アン省を経由して食糧の確保に努めようとしたが、チャン・フン・ダオ軍は、それを断った。

 やがて、チャン・フン・ダオ軍は、ハム・トゥ(Ham Tu)とチュオン・ズオン(Chuong Duong)で、蒙古(元)軍の増強部隊を待ち伏せし、力を削がれた蒙古軍は、タンロン城を放棄せざるをえなくなった。そこから、ベトナム軍は驚異の攻撃に転じ、蒙古軍に壊滅的打撃を与えた。モンゴルの将軍トアット・ホアン(Thoat Hoan)王子は、銅製の大砲の中に身を潜めて退却を余儀なくされた。


この不名誉な退却にもかかわらず、蒙古軍のトグハン王子は30万の軍勢と500隻の艦隊を率いて、1288年に3回目の襲来を行った。今回は、チャン・フン・ダオは、大越領に深く侵入させたうえで、ベトナム軍で包囲した。侵略軍の威力を削ぐために、チャン・フン・ダオは、民兵をつかって、情け容赦なく揺さぶりをかけろと命令を下した。それから、彼はやおら、食糧など必要物資と増強部隊を乗せた蒙古(元)軍艦隊を阻み、沈没させた。
 
 必要物資なしでは、蒙古軍は退却しか選択肢はなかった。敵は海を使って逃げるに違いないと確信したチャン・フン・ダオは、先の尖った鉄をつけた竹の杭を、引き潮の時に白藤河口に立てるように命じた。敵船が海に向かい始めると、それらのスパイクが船団に刺さった。蒙古船団は、このように壊滅状態になり、幹部将校の一部は捕虜になった。陸を逃げまどう元軍には、伏兵の英雄ファム・グ・ラオ将軍が指揮する大越軍が追い打ちの大攻勢をかけ、壊滅させた。

 蒙古軍敗北から一年後、大越の王は、チャン・フン・ダオに軍の最高栄誉賞を贈った。チャン・フン・ダオは、軍役から引退し、自分の地位を有名なファム・グ・ラオ(Pham Ngu Lao)に譲った。

 引退後、チャン・フン・ダオは、ハイ・ズオン省のキエップ・バック(Kiep Bac)に移り、そこで、最後の一〇年を過ごしながら、回顧録を書いたり、薬草を育てたりした。キエップ・バック寺の脇にあった彼の庭は、いまでも存在し、六〇〇種を越える薬草が根付いている。

 チャン・フン・ダオ将軍が病に倒れた時、チャン・アイン・トン(陳英宗1293?1314)帝は、病床を見舞った。「もしあなたさまが亡くなられ、北の侵略者が戻ってきたら、どうすればよろしいか」と、若き王は尋ねた。

 チャン・フン・ダオは答えた。 
 「いつもの通り、人民の力に頼らなくてはなりません。彼らには、しっかりした根と固い幹があります。それが、我が国を守る最上の方法です」と。

 数日後、陰暦の8月20日、チャン・フン・ダオは逝った。死後、彼の祀るキエップ・バック寺が建立された。毎年多くの人々が参詣し、この偉大な将軍に祈りを捧げる。チャン・フン・ダオの話をする時に、人々は有名な諺を口にする。
 「生前は有名人であり、死後は聖人になる。その勇気は天と地にある」

3度目の日本襲来を計画していた元は、このときのベトナムの抵抗で計画を中止したと言われる。(了)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:36

Hà Ân - Trần Quốc Vượng




Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:37

Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:

Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.

Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:38

Hưng Đạo Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn. Ngài sinh năm Bính Tuất (1226) tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ngài là một vị tướng văn võ song toàn dưới đời nhà Trần, nắm binh quyền suốt bốn đời vua. Từ Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và đến đời Anh Tông Ngài mới xin về hưu, dưỡng già và mất tại Vạn Kiếp, tỉnh Hải Dương ngày 20 - 8 năm Canh Tý (05-9-1300) hưởng Thọ 74 tuổi. Những tác phẩm Ngài để lại gồm có Binh Thư Yếu Lược, Hịch Tướng Sĩ và Vạn Kiếp Bí Truyền. Một điều đặc biệt trong lịch sử là sự sáng suốt của Hưng Đạo Vương trong quan niệm trung hiếu. Theo sử sách, thân phụ Ngài có thù với vua Trần thái Tông, nên trước khi lâm chung, đã căn dặn phải tìm cơ hội rửa thù cho cha. Tuy nhiên, khi nắm trọn binh quyền trong tay, Ngài đã trọn nghĩa với Non Sông, Xã Tắc , trút bỏ thù nhà để giúp vua Thái Tông chống giặc, bình định Giang Sơn. Đây mới chính là chữ "Minh" sáng chói của kẻ sĩ mà khó có thể thấy được trong lịch sử thế giới.

Thường khi nói đến Hưng Đạo Vương thì không bao giờ có thể thiếu được Trận Bạch Đằng, một chiến thắng lẫy lừng đã khiến nhà Nguyên phải bỏ ý đồ xâm lăng và chấp nhận cầu hoà với nước ta, tạo được sự thanh bình thịnh trị một thời trong lịch sử.

Nói về trận Bạch Đằng, sau khi thảm bại và mất hết lương thảo trong trận Vân Đồn, Thoát Hoan định cho người về Tầu xin tiếp viện. Đoán được sự việc, Hưng Đạo Vương cho Tướng, sĩ trấn giữ cả lối về tại núi Kì Kíp, Ải Nữ Nhi ở Lạng Sơn. Tin tức bị lộ, Thoát Hoan mất tinh thần nên sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đi đường thủy theo sông Bạch Đàng rút chạy, cho bộ binh yểm trợ phía sau. Tuy nhiên, chiến thuật này cũng không thoát khỏi ánh mắt của Hương Đạo Vương, Ngài cho tướng Nguyễn Khoái đem quân lên phía thượng lưu sông Bạch Đằng trấn giữ, lấy gỗ đẽo nhọn, đầu bịt sắt đóng ngay giữa lòng sông, chờ thủy triều lên, cho vài chiến thuyền ra khiêu chiến và giả thua để nhử cho giặc lọt vào thế trận. Đến khi thủy triều xuống mới tập trung quay lại đánh.


Sau khi bố trận, Ngài chỉ xuống dòng Hoá Giang và thề rằng "Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không về đến sông này nữa!" Trước lời thề quyết chiến ấy, toàn quân phấn khởi, hô hào thẳng tiến về Bạch Đằng nơi Ô Mã Nhi vừa lọt vào thế trận. Quân địch trúng kế, hoàn toàn thất bại, xác trôi như bèo. Các tướng nhà Nguyên như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đều bị bắt. Riêng Thoát Hoan nghe tin chiến bại, hốt hoảng dẫn tướng sĩ tháo chạy về Tầu, nhưng chỉ có Thoát hoan và Lỗ xích chạy thoát, còn lại toàn bộ tướng sĩ đã phải vùi thây trên chiến địa tại núi Kỳ Cấp, ải Nội Bàng và ải Nữ Nhi. Chiến thắng Bạch Đằng đã ghi đậm một dấu ấn lịch sử, và cũng là bài học để đời cho nhà Nguyên vào tháng ba năm Mậu Tý (1288). Cũng cần nói thêm ở đây, Hưng Đạo Vương là vị tướng đầu tiên trên thế giới đánh bại quân Mông Cổ, một đội quân bách chiến, bách thắng ở khắp mọi nơi.


Có lẽ vì cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương quá nhiều hiển hách, xuất chúng, nên dân chúng đã dựng ra nhiều huyền thoại khi nói về ngài, người ta thường kể lại thân thế ngài như một vị thánh trong câu chuyện cổ tích.


Truyện kể rằng: Vào đời nhà Trần, tại Nam Định, chị dâu vua Trần thái Tông là Anh Sinh Vương Phu nhân, một đêm mơ thấy một vị thần tự xương là "Thanh Tiêu Đồng Tử", phụng lịnh Ngọc Hoàng xuống thế để cứu vạn dân An Nam. Sau phu nhân thụ thai và sinh ra một bé trai hào quang rực rỡ, hương thơm toả khắp không gian, đứa bé này được đặt tên là Trần Quốc Tuấn. Ngay từ thủa bé Quốc Tuấn đã tỏ ra thông minh tuyệt đỉnh, mới lên năm tuổi đã biết làm thơ và thường chơi trò bày binh bố trận. Lớn lên, Quốc Tuấn là một thanh niên tuấn tú, văn võ song toàn và sau chính là vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương.


Truyện cũng kể rằng, có lần Thoát Hoan sang xâm lấn nước ta, hắn mang theo một tùy tướng tên Bá Linh tức Phạm Nhan, nghe đồn tên này có nhiều tài yêu thuật. Nghe tin, Hưng Đạo Vương bèn lập trận Cửu Cung, phá địch và bắt sống được Phạm Nhan. Đao phủ chém đầu Phạm Nhan hoài nhưng không chết, mất đầu này lại trồi ra đầu khác. Hưng Đạo Vương phải dùng thần kiếm của Ngài, mới trị tội được tên yêu đạo nàỵ Người ta còn đồn rằng, sau này Phạm Nhan thường hiện hình quấy phá phụ nữ. Dân chúng phải thỉnh uy linh của Hưng Đạo Vương mới trừ được.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:42

1.Tóm lược về tiểu sử

Sách Đại Việt sử kí tòan thư (bản kỉ, quyển 5 tờ 1-a) cho hay, tiên tổ của họ Trần là Trần Kinh, người làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Làng này nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Kinh sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý. Trần Lý sinh ra Trần Thừa. Kể từ Trần Thừa trở về trước, người họ Trần ở làng Tức Mặc đời đời đều làm nghề chài lưới. Trần Thừa có sáu người con (4 trai, 2 gái). con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh, về sau là vua đầu của triều Trần ( Trần Thái Tông: 1226 - 1258), cho nên, Trần Thừa được tôn làm Thượng Hòang khi mất, miếu hiệu là Trần Thái Tổ, dẫu trong thực tế Trần Thừa chẳng hề làm vua ngày nào.

Con trai trưởng của Trần Thừa là Trần Liễu. Khi em là Trần Cảnh làm vua, Trần Liễu được phong làm An Sinh Vương. Hiện vẫn chưa rõ An Sinh Vương Trần Liễu có tất cả bao nhiêu người con , chỉ thấy sử cũ nhắc đến ba người. Con trai trưởng là Trần Doãn. Trần Doãn được phong làm Vũ Thành Vương nhưng rất tiếc là vì những hiềm khích nội bộ, năm 1257, Vũ Thành Vương đã đem gia quyến chạy sang Trung Quốc và bị viên Thổ Quan phủ Tư Minh bắt nạp lạ cho triều Trần. Người con thứ 5 của Trần Liễu là Trần Thị Thiều. Tháng 8 năm 1258, Trần Thị Thiều được gả cho vua Trần Thánh Tông ( 1258-1278), lúc đầu được phong là Thiên Cảm Phu Nhan và ít lâu sau thì phong là Thiên Cảm Hoàng Hậu. Bà chính là thân mẫu của vua Trần Nhân Tông (1278-1293)

Trong số những người con của Trần Liễu, nổi bật hơn cả vẫn là Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn về sau được phong là Hưng Đạo Vương, vì thế, người đời vẫn quen gọi ông là Trần Hưng Đạo.

Trần Hưng Đạo mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tí (1300) nhưng hiện tại, vẫn chưa xác định được năm sinh của ông, đại để chỉ biết ông thọ khoảng 70 tuổi, tức là sinh vào khỏang dăm năm sau khi triều Trần được dựng nên.

Sách Trần Triều thế pha hành trạng nói Trần Hưng Đạo sinh vào ngày 10 tháng Chạp năm 1251. Điều này không thể tin vì Trần Hưng Đạo cưới vợ vào tháng 1 năm 1251, tức là trước đó những ngót 1 năm.

Ông Lam Sơn trong sách Hưng Đạo Đại vương (xuất bản năm 1946) nói rằng Trần Hưng Đạo sinh ngày 10 tháng Chạp năm 1228, nhưng không cho biết là ông đã dựa vào cơ sở nào để viết như thế

Ông Hòang Thúc Trâm trong sách Trần Hưng Đạo (xuất bản năm 1950) viết: "Trần Quốc Tuấn sinh vào khỏang niên hiệu Kiến Trung hồi đầu Trần, lối năm Kiến Trung thứ tư (1228) đến thứ bảy (1231), và ngài thọ trên dưới 70 tuổi, độ từ 69 đến 72"

Các dịch giả sách Binh Thư Yếu Lược (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970) cũng viết tương tự rằng: Ông sinh vào khoảng những năm 1226, 1227, 1228, hay 1229.

Chính sử không ghi chép, nhưng dựa vào vào nhiều tài liệu khác nhau, các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam đánh giá vị trí rất cao của Trần Tung (tức Tuệ Trung Thượng Sĩ). Trần Tung là anh của Trần Hưng Đạo (hiện vẫn chưa rõ có phải là anh em cùng cha khác mẹ không), mà Trần Tung sinh năm 1230, thì theo lẽ thường, Trần Hưng Đạo phải sinh sau năm 1230

Theo Trần triều thế phả hàng trạng, Thân mẫu của Trần Hưng Đạo là Trần Thị Nguyệt. Tuy nhiên, sách này cũng không hề cho biết thêm gì về bà. Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 17-b) nói rằng Trần Hưng Đạo là con nuôi của Thụy Bà công chúa, mà Thụy Bà công chúa là em gái của An Sinh Vương Trần Liễu, chị gái của vua Trần Thái Tông, xét rằng:

- Thân sinh của Trần Hưng Đạo là An Sinh vương Trần Liễu sinh năm 1211, mà Trần Hưng Đạo là con thứ, do người vợ thứ của An SInh Vương Trần Liễu sinh hạ, thì Trần Hưng Đạo rất khó có thể được chào đời vào khỏang trước năm 1230

- Thụy Bà công chúa nhận Trần Hưng Đạo làm con nuôi. Sử cũ không ghi rõ, nhưnng An Sinh Vương Trần Liễu sinh năm 1211 và vua Trần Thái Tông sinh năm 1218, thì Thụy Bà công chúa ắt hẳn phải sinh vào các năm 1214, 1215 hay 1216 gì đó. Là con nuôi của Thụy Bà công chúa, 1 người ở độ tuổi như vừa kể, Trần Hưng Đạo rất khó có thể được chào đời vào khỏang trước năm 1230

Tóm lại, Trần Hưng Đạo chỉ có thể chảo đời vào khỏang sớm nhất cũng không trước năm 1230 và muộn nhất cũng không sau năm 1232.


===


Vợ của Trần Hưng Đạo là công chúa Thiên Thành (con gái út của Trần Thừa, tức cũng là cô ruột của Trần Hưng Đạo. Triều Trần có lệ bắt người trong họ lấy nhau nên mới có cuộc hôn nhân lạ lùng này). Công chúa Thiên Thành sinh hạ tất cả năm người con (gồm 1 gái và 4 trai), đó là:

- Trinh công chúa: Hoàng hậu của vua Trần Nhân Tông, thân mẫu vua Trần Anh Tông (1293-1314), tôn là Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu

- Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiển: võ tướng có tài. Sau là Phò mã của vua Trần Thánh Tông (chồng của Thiên Thụy Công chúa)

- Hưng Trí Vương Trần Quốc Nghiễn: Võ tướng có tài, lại cũng là người có công tổ chức khẩn hoang. chính ông là người đã biến nhiều vùng đất hoang vu của khu vực Hải Dương thảnh ruộng đồng tươi tốt, thành xóm làng trù mật.

- Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng: Võ tướng có tài, ông có con gái là Hoằng Hậu vua Trần Anh Tông ( Thuận Thánh Hòang hậu)

- Hưng Hiến Vương Trần Quốc Uy: Võ tướng có tài.

Ngoài ra Trần Hưng Đạo còn có 1 người con gái nuôi là Nguyên Công chúa. Nguyên công chúa là vợ của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, người có công lớn trong các cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2 và thứ 3

Sử cũ ghi chép rõ tên, tước hiệu và những cống hiến nổi bật của các con Trần Hưng Đạo, nhưng, ngoài việc khẳng định Trinh công chúa là con gái đầu lòng, những người con trai kế tiếp hiện vẫn chưa biết chắc thứ bậc anh em cụ thể ra sao. Trên đây chỉ là sự sắp xếp tạm thời , dựa trên cơ sở chủ yếu là suy đóan trật tự thông thường của cách đặt tước hiệu mà thôi.

Trước khi qua đời, Trần Hưng Đạo có dặn các con ông rằng: "ta chết thì phải hỏa táng, lấy hũ tròn đựng tro, bí mật chôn trong vườn An Lạc rồi san đất trồng cây như cũ để người đời không biết chỗ nào". (Đại Việt sử kí tòan thư. Có lẽ cũng vì thế mà ngày nay, đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng nên ở rất nhiều nơi trên đất nước ta, nhưng ngôi mộ thật sự của Trần hưng Đạo thì chưa rõ ở vị trí cụ thể nào.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:49

Cuộc đời của Trần Hưng Đạo là cuộc đời của 1 nhà đạo đức, của 1 người luôn luôn nêu cao quyết tâm giữ vững tình đòan kết keo sơn vì nghĩa cả. Ông là biểu tượng sáng ngời của tinh thần trung quân ái quốc. Sách Đại Việt sử kí tòan thư đã trân trọng chép những lời thật cảm động về đức độ của ông:

"Quốc Tuấn là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Khi mới chào đời, thầy tướng xem xong liền nói:

- Con người này về sau có thể giúp nước cứu đời.

Lớn lên, (Quốc Tuấn) khôi ngô và thông minh hơn người, đọc nhiều sách vở, tài trí gồm đủ cả văn lẫn võ. Trước đó, An Sinh Vương vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (vua Trần Thái Tông), để bụng căm ghét, cho nên tìm người tài giỏi khắp bốn phương để dạy cho Quốc Tuấn. Khi sắp qua đời, An Sinh Vương cầm tay Quốc Tuấn và trối trăn lại rằng:

- Nếu con không vì cha mà lấy được thiên hạ thì ở nơi suối vàng, cha không sao nhắm mắt được.

Quốc Tuấn ghi nhớ lời cha, nhưng không cho đó là lời nói phải. Khi vận nước lung lay, chức lớn trong nước và quyền nắm quân sẵn đã ở trong tay, ông liền đem lời cha dặn nói với 2 gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hai gia nô can rằng:

- Kế ấy nếu thành thì được phú quý 1 đời nhưng lại để tiếng xấu đến ngàn năm. Nay Đại Vương phú quý như thế chưa đủ hay sao? Chúng tôi thà chết già với kiếp gia nô chứ không mong làm quan mà bỏ cà trung hiếu, trọn đời, xin được tôn người bán thịt dê tên là Duyệt làm thầy mà thôi

(tích xưa: vua nước Sở là Sở Chiêu Vương gặp lúc lâm nguy triều lọan, lúc bấy giờ chỉ có 1 người làm nghề bán thịt dê tên là Duyệt đi theo phò tá. Hết lọan trở về, Sở Chiêu Vương ban thưởng cho Duyệt, Duyệt từ chối mà nói rằng:

- Nhà vua mất nước khiến tôi không được đi bán thịt dê, nay vua lấy lại được nước, tôi lại được làm nghề bán thịt dê như cũ, tước lôc thế là đủ, còn mong muốn chi nữa?)


Quốc Tuấn nghe lời ấy, cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người mãi không thôi. Một hôm, Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiển:

- Xưa nay ai cũng muốn có thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ sao về việc này?

Hưng Vũ Vương trả lời:

-Việc đó, dẫu là người khác họ cũng không nên làm huống chi là đối với người trong cùng 1 họ.

Quốc Tuấn cho là phải. Lại 1 hôm, Quốc Tuấn đem chuyện này nói với người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Quốc Tảng liền lên tiếng thưa:

-Như Tống Thái tổ kia, vốn chỉ là 1 lão nông, vậy mà còn có thể thừa cơ dấy lên, lấy được cả thiên hạ, huống chi là cha...

Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

- Lọan thần đều do tặc tử mà ra!

Nói rồi định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội tới khóc van xin chịu tội thay, bấy giờ Quốc Tuấn mới tha. Ông dặn Hưng Vũ Vương rằng:

-Sau này, khi nào ta chết, phải đợi đến lúc đậy nắp quan tài lại mới cho Quốc Tảng vào viếng"

Đối với vua Trần Hưng Đạo một lòng cung kính trung thành, đối với quý tộc và đồng liêu, Trần Hưng Đạo mực thước giữ đức hòa thuận, đối với quân sĩ và trăm họ, Trần Hưng Đạo nặng lòng thương yêu. Trần Hưng Đạo đã để lại cho muôn đời lời nói chứa chan tâm huyết của 1 bậc nặng lòng ưu thời mẫn thế:

"Lấy sức dân làm kế rễ sâu gốc vững, ấy là thượng sách giữ nước"

Trần Hưng Đạo là 1 nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần 1 Hịch tướng sĩ văn không thôi, tên tuổi của ông đã đủ bất diệt với lịch sử, huống chi sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.

Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự của nước ta. Trước ông, có biết bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của lọai hình nghệ thuật đẳc biệt này. Nhưng, 1 nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu Lược.

Sách Đại Việt sử kí tòan thư (bản kỉ, quyển 6) viết: "Quốc Tuấn lại sưu tầm binh pháp của các nhà, thành phép Bát Quái Cửu Cung đồ, đặt tên gọi là Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư viết bài đề tựa cho sách ấy...". Và Đại Việt sử kí tòan thư đã sao lục toằn văn lời đề tựa này, đó là 1 lời khẳng định.

Trong Hịch Tướng sĩ tòan văn, Trần Hưng Đạo cũng nói rõ: "Nay ta đã chọn trong binh pháp các nhà (những chỗ hay) rồi soạn ra Binh Thư yếu lược..". Đó là 2 lần khẳng định.

Trong lịch triều Hiến chương loại chí ( Nhân vật chí), Phan Huy Chú viết: lớn lên, ông (Trần Hưng Đạo có dáng mạo hùng vĩ, thông minh học rộng hơn người, tài kiêm văn võ. ông có soạn sách Binh gia diệu lý yếu lược lại thu góp binh pháp của các nhà, soạn thành phép Bát quái cửu cung đồ, đặt tên gọi là Vạn Kiếp bí thư để dạy cho chư tướng". Đó là 3 lần khẳng định.

Các tác giả bộ Khâm định Đại Việt sử thông giám cương mục, (chính biên, quyển 8 tờ 84) viết: "Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta, Quốc Tuấn tự mình sọan ra sách Binh gia diệu lý yếu lược và làm bài hịch cho các tướng. Đó là 4 lần khẳng định.

Nói khác hơn, thư tịch cổ đều khẳng định rằng Trần Hưng Đạo là người đã sọan ra bộ binh pháp. Tuy nhiên, tên gọi của bộ binh pháp này mỗi nơi chép 1 khác, đó cũng là điều thường thấy trong thư tịch xưa. Có lẽ nên theo chính lời của Trần hưng Đạo trong Hịch tướng sĩ văn để gọi bộ binh pháp đó là Binh Thư yếu lược. Và các sách kể trên có lẽ cũng gọi bộ Binh Thư yếu lược bằng nhiều tên gọi khác nhau mà thôi.

Với việc biên sọan và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những quân đội ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ công cũng như thiết bị kỹ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã thực sự trở thành nhà lí luận quân sự sâu sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không những chỉ là 1 nhà lí luận sâu sắc, ông còn là 1 nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1257 - 1258, Trần Hưng Đạo tuy chỉ mới là 1 vị tướng trẻ nhưng đã được triều đình tin cậy giao cho trọng trách: "Tháng 9/1257, Vua xuống chiếu hạ lệnh cho tướng sĩ thủy bộ ra ngăn giữ biên giới theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn".

Từ sau hội nghị quân sự Bình Than năm 1282, Trần Hưng Đạo được trao quyền chỉ huy cao nhất của quân đội nhà Trần. "Tấn phong Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh quân đội cả nước, cho được chọn các tướng có tài cầm quân đi chỉ huy các đơn vị

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1285 và cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1287 - 1288, Trần Hưng Đạo là người đã tạo nên những thắng lợi oanh liệt nhất của quân dân Đại Việt. Tên tuổi Trần Hưng Đạo gắn liền với những chiến công hiển hách nhất, mà nổi bật hơn cả là Trận Bạch Đằng (9-4-1288)

Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, "tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime11.09.09 17:51

Bảy thế kỉ trôi qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sángtrong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của bao văn nhân mặc khách trên thơ văn và nhiều lọai hình nghệ thuật khác của nước ta. Vua Trần Minh Tông 1314 - 1329 viết:

Sơn hà kim cổ song khai nhãn,
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan.


(Núi sông xưa nay được mở mắt xem,
Chuyện được mất của Hồ (Nguyên triều) và Việt tựa lan can mà ngẫm nghĩ)

Đặng Minh Khiêm (?-1585) viết:

Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung,
Mậu kiến Trùng Hưng đệ nhất công,
Một hậu uy do tồi Bắc lỗ,
Ỷ thiên trường kiếm dạ minh phong
.

(Sinh vào lúc gia đình có sự hiềm khích
Nhưng vẫn thề giữ đức trung thành,
Giúp nên cơ nghiệp Trùng Hưng (Trần Nhân Tông)
Công lao hàng bậc nhất.
Dẫu đã mất
Mà uy phong còn bẻ gãy giặc Bắc,
Thanh kiếm dài tựa như như trời kia,
Vẫn rít lên trong bao đêm gió.)

Cao Bá Quát (1808 - 1855) đã từng ca ngợi ông:

Phổ xuất tiên nguyên cái thế hào,
Phấn thân tuẫn quốc bất từ lao.
Xanh phù nhật cốc khâm hoằi nhuệ,
Tấn tảo biên trần thủ đọan cao.
Công mãn Nam thiên thùy trúc bạch,
Uy dư Đông Hải thiếp ba đào.
Phần Dương khánh diễn hồn dư sự
Trường sử Hồ nhi thức tuấn mao.


(Là đấng anh hào nhất đời, vốn dòng dõi nhà tiên,
Dấn mình vì nước chẳng hề khó nhọc.
Nâng đỡ xe mặt trời lòng những hăng hái,
Quét sạch bụi ngòai cõi, mưu lược thật cao siêu.
Công cao đầy cả trời Nam, lưu truyền sử sách,
Uy linh khắp biển Đông, sóng cả yên lặng.
Ân trạch ở Phần Dương có ánh sáng cũng bằng thừa,
Mãi khiến giặc Hồ phải biết tay tài giỏi).

Các cây đại bút đương thời như Bùi Tông Quán, Phạm Sư Mạnh, Lý Tế Xuyên, Trương Hán Siêu..v.v. đều có những tuyệt tác về Trần Hưng Đạo và sự nghiệp của ông. Các Nhà khoa bảng Nho học sau đó cũng thường dành cho Trần Hưng Đạo những lời đặc biệt kính trọng.

Ngày nay, hình như hiếm có vị anh hùng dân tộc nào mà họ tên và tước hiệu được trang trọng đặt cho nhiều đường phố, công sở và trường học như Trần Hưng Đạo.

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime20.10.10 14:06

ĐỨC THÁNH TRẦN ĐƯỢC HỌC PHÉP TRỪ TÀ TỪ BÉ

Sau khi được vợ truyền ngôi cho, Trần Cảnh lấy nên hiệu là Trần Thái Tông và phong cho anh trai mình (Trần Liễu) làm Thái uý, cai quản phủ Thanh Hoá. Vua Trần Thái Tông thông minh, rộng rãi, có phong cách đế vương còn anh trai Trần Liễu thì tài giỏi hơn người.

Trần Liễu có người vợ, vốn là người trại Vạn Kiếp, tên là Lã Hồng. Cuộc sống của Trần Liễu và Lã Hồng thật hạnh phúc, hoà thuận như đôi chim bồ câu liền cánh, gắn bó như cặp chim uyên ương.

Một đêm, khi bà Lã Hồng nằm ngủ ở lầu Tây thì nằm mơ thấy hai cậu con trai nhảy ra từ đám mây ngũ sắc trên trời. Một cậu mặc áo đỏ tay cầm dao còn cậu áo xanh thì lại cầm trượng. Cả hai cậu con trai giao chiến với nhau dữ dội. Cậu con trai mặc áo xanh chém được đầu người con trai áo đỏ và xách cái đầu người con trai áo đỏ chạy nhập vào bụng bà Lã Hồng. Bà giật mình tỉnh giấc và kể cho chồng Trần Liễu nghe về giấc mộng kỳ lạ đó.

Hai vợ chồng rất mừng liền sắm lễ tạ ơn Trời Đất và từ đó bà Lã Hồng có thai. Điều đặc biệt là bà mang thai không phải là 9 tháng 10 ngày mà những 13 tháng! Đúng ngày 10 tháng 3 năm Ất Mão sinh hạ được một người con trai. Lúc bà Lã Hồng trở dạ thì bỗng có một đám mây đỏ từ trên trời cao bỗng sà xuống nơi giường cữ. Lúc đó gió thơm lùa khắp phòng sinh, toả hương ngào ngạt. Được 100 ngày thì cậu bé được đặt tên là Quốc Tuấn.

Do sự ép buộc của Thái sư Trần Thủ Độ mà Trần Liễu phải nhường vợ thứ đang có mang cho Trần Cảnh. Trước một số việc do Thái sư thực hiện, Trần Liễu phẫn nộ bỏ ngay quân doanh nhiệm sở trốn đi dấy binh nổi loạn chống triều đình. Khi xảy ra sự việc tày trời này Trần Quốc Tuấn mới 7 tuổi.

Vì sợ Thái sư bắt con trai mình để diệt lại mình nên Trần Liễu nhờ em gái mình là Đoan Bà Công chúa đem đi cất dấu. Đoan Bà Công chúa bèn sai một gia nhân đóng giả một thương nhân để tiện bề nói dối đặng gửi nơi chùa Trì Long làng Khúc Thuỷ (thuộc huyện Thanh Oai-Hà Tây cũ).

Trụ trì ngôi chùa đó là Thầy tự họ Lý, có pháp hiệu là Đạo Huyền, vốn giỏi phép thuật, có âm binh tà phép rất linh nghiệm nổi tiếng trong cả vùng. Khi Trần Quốc Tuấn được gửi ở đây, Thầy Đạo Huyền không biết gốc gác cậu nhưng rất quí mến cậu bé thông minh, có khí chất hơn người nên đã cất công dạy dỗ, truyền cho các phép thuật cao thâm về điều khiển âm binh, âm tướng, những phép trừ tà ma quỷ hết sức bí hiểm.

Thấm thoắt đã 3 năm, cậu bé Quốc Tuấn học theo lối nhập tâm, tâm truyền, khẩu thụ mà Thầy Đạo Huyền dạy nên đã tinh thông pháp thuật.

Chuyện kể lại rằng, khi mùa màng cấy hái bận rộn, các bà các chị đến làm giúp cho nhà chùa thường có con nhỏ không biết gửi ai và Quốc Tuấn nhận trông nom những đứa trẻ. Thoạt đầu mọi người cũng không tin lắm vì một cậu bé 10 tuổi thì làm sao trông được một lũ trẻ lít nhít bẩn thỉu như vậy. Thế nhưng khi trưa về mọi người đều ngạc nhiên là những đứa trẻ đó đều nằm hoặc ngồi trong một cái vòng tròn bằng vôi; những thức ăn mà các bà mẹ để lại cho con thì hoặc là chúng đã ăn hết hoặc còn một ít thì đều ở trong những vòng tròn nhỏ giành cho mỗi đứa trên một cái chiếu cũ nhưng sạch sẽ.

Một hôm, thầy tự Đạo Huyền có việc đi xa vắng nên cậu bé chú tiểu Quốc Tuấn phải trông coi đèn nhang cửa Phật. Bỗng chú nhìn thấy một đoàn bô lão áo dài khăn đống chống gậy bước vào sân chùa, trong khi hôm đó không phải là ngày rằm mùng một gì cả.

Nhìn vẻ mặt lo âu của các bô lão, chú tiểu Quốc Tuấn sinh lòng trắc ấn, không hiểu các cụ bô lão ở đâu đến, có việc gì mà buồn phiền như vậy.

Sau một tuần trà, thấy các bô lão có ý chờ đợi, cậu bé Quốc Tuấn liền hỏi:

- A di đà Phật, chẳng hay các vị bô lão ta ở đâu đến nơi cửa Phật để cúng tế Đức Quan Âm hay để cầu đảo điều gì mà các cụ cứ chờ đợi mãi không nói ra?

Một vị bô lão trả lời:

- Chúng tôi muốn gặp thầy Đạo Huyền chùa ta... chẳng hay... thày chưa dậy hay sao... chú tiểu?

Chú tiểu Quốc Tuấn liền lễ phép trả lời:

- Thưa các cụ... thầy chúng tôi có việc đã đi xa chùa từ mấy hôm nay rồi ạ!

Nghe chú tiểu trả lời như vậy các cụ tỏ ra thất vọng, buồn khổ, cụ già nhất còn rớm nước mắt, rồi kể:

- Làng Khê Tang của chúng tôi có một cây gạo cổ thụ lâu năm là nơi tụ tập của ma quỷ khắp vùng. Bọn ma quỷ này luôn gây tai hoạ cho dân làng chúng tôi, đặc biệt là luôn gây ra ôn dịch tai hại gây chết chóc cho bao gia đình. Vừa qua bọn chúng gây ra bệnh tả chết hơn ba chục người... đã thễ chúng còn phụ đồng vào mồm người dân ta để đòi cúng tế ăn uống lợn gà. Dân chúng tôi chịu không nổi, vì nghe tiếng thầy tự Đạo Huyền ở chùa Hạ ta đây giỏi phép trừ ma trừ tà nên hôm nay xin đem cơi trầu oản quả để mời thầy về làng trừ giúp dân làng chúng tôi... thế mà thầy lại đi vắng lâu ngày thì dân chúng tôi đến chết mất...!

Cậu bé chú tiểu nhìn thấy cung cách của cụ già thôn Khê Tang và nghe rõ cảnh ngộ của dân làng nên tỏ vẻ xúc động liền nói:

- Tuy tôi mới chỉ là chú tiểu, không phải là thanh đồng, tiên cậu trên trời nhưng tôi đã được thầy tôi dậy cho những phép trừ ma trừ quỷ để giúp dân giúp đời. Nay thầy tôi đi vắng nên tôi xin thay thầy tôi để giúp bà con thôn Khê Tang ta!

Nghe chú tiểu nhỏ bé nhỏ mới độ chừng hơn 10 tuổi nói năng dứt khoát, lời lẽ trang nghiêm, các cụ già thôn Khê Tang vừa mừng rỡ vừa lo ngại. Lo ngại vì cậu bé chú tiểu này có tài năng chi mà dám đảm nhận việc trừ ma trừ tà, ngộ nhỡ không xong thì khốn vào thân. Mừng rỡ vì có một học trò của thầy Đạo Huyền ra tay giúp đỡ. Hơn nữa nghe lời lẽ vừa có tình vừa có ý chí kiên quyết cảu chú bé, các cụ cũng có phần tin tưởng. Tuy thế các cụ vẫn cẩn thận hỏi lại:

- Thế chú tiểu có đủ sức lực tài phép để giúp dân chúng tôi trừ ma trừ tà không?

Chú tiểu Quốc Tuấn khảng khái trả lời:

- Việc nước làm cho bình an huống hồ việc trừ yêu quái chỉ là việc cỏn con. Có gì là khó!

Các cụ Khê Tang vui mừng liền rước đón chú tiểu Quốc Tuấn về thôn ngay hôm đó.

Khi đi ngang qua cây gạo, Quốc Tuấn ngước nhìn. Quả thật danh bất hư truyền. Cây gao xoè cành lá ra che phủ cả một vùng rộng chừng một mẫu. Vỏ da cây gạo xù xì gân guốc trông thật dễ sợ. Những đám dễ nổi gân to và dầy như làn sóng bể khơi đang cuồn cuộn bám lấy cái gốc to hàng sào ruộng, trông như một bàn tay xoè ra năm lấy toàn bộ ruộng đất quanh vùng. Ít thấy có loại cây nào đặc biệt như cây gạo vì cây đa thì rễ phụ to hơn... Còn cây gạo thì từ cái rễ chính dưới đất cứ thế mà nổi sóng toả ra gân guốc, xẻ rãnh, chiếm lĩnh cả vùng quanh gốc cây. Nhưng ở thôn Khê Tang đây thì ma quỷ chiếm ngự cây gạo nên cảnh trí thật là buồn, vắng tanh vắng ngắt, không ai dám lai vãng. Mấy ông bình vôi xếp vào các gốc rễ cây có cắm những nén nhang đang cháy dở, những cái chân nhang đã mốc thếch vì nắng mưa, chứng tỏ người dân ở đây vẫn phải cầu cúng thờ phụng bọn ma giống quỷ để cầu mong chúng đừng nổi cơn thịnh nộ với gia đình mình.

Một cơn gió lạnh thổi qua làm cho cây gạo như rùng mình khi chú tiểu Quốc Tuấn đứng lại, chỉ tay lên cành cao.

Đêm hôm đó, những người dân Khê Tang ở đầu làng, nơi cách gốc gạo chừng hai mẫu ruộng đều không ngủ nổi vì tiếng thì thào than khóc từ trên ngọn cây gạo vọng lại. Đêm khuya, gió rít, cảnh vắng lặng nghe rõ mồn một.

Tiếng than khóc vọng theo ngọn gió đêm nghe rợn người: "Thương ôi! Chúng ta đã trụ lại kiếm ăn ở đất này từ bao năm nay! Dân làng đã cung phụng cho chúng ta bao kẻ làm lính hầu cận, đã cúng cho chúng ta bao lợn gà. Chẳng qua chúng ta là oan hồn của lính các triều phương Bắc kéo quân sang đây để chiếm cứ nước Nam này nhưng bị diệt bỏ mạng nơi đất khách quê người không ai thờ cúng, vì đói khát, thèm từ chén rượu suông, bát canh nguội mà sinh chuyện yêu sách dân làng. Nay dân làng đã cầu được được một vị thần quan đến để trị chúng ta. Vậy nay ta phải liệu đường cao chạy xa bay lẻo luỵ đến thân. Than ôi! Cuộc đời của những hồn oan bỏ mạng đất lạ là đau thương như vậy!"

Sáng hôm sau, những người dân Khê Tang ở gần nơi cây gạo ma quỷ kia kể lại cho các bô lão đã đi đón chú tiểu Quốc Tuấn về để trừ ma tà biết lời than khóc của bọn quỷ. Các vị bô lão vô chừng mừng rỡ vì chắc hẳn chú tiểu kia phải là một pháp sư cao tay nên vừa mới đến đất này mà đã làm rung chuyển giang sơn của bọn ma quỷ.

Chú tiểu Quốc Tuấn ra lệnh cho lập một cái dàn chay cúng cầu trời đất ngay gốc cây gạo ma quái kia.

Chú tiểu sai mua giấy màu ngũ sắc đem yểm chung quanh gốc cây gạo.

Đàn chay lung linh ánh nến, toả hương khói ngào ngạt trên ba tầng bàn cao thấp soi rõ ánh vàng lấp lánh của các loại vàng nén, vàng lá, vàng thỏi bằng giấy trang kim. Một cái thủ lợn kèm theo mấy con gà sống nằm nghển cổ lên bầu trời như thách thức ma quỷ trên cây gạo. Mấy mâm xôi được bầy lên như tô điểm thêm cho sự trang trọng của lễ cầu đảo trừ ma quỷ.

Chú tiểu Quốc Tuấn trong bộ áo nâu sồng của nhà Phập trịnh trọng bước vào chiếu hoa trải trên mặt đất nơi gốc gạo và niệm thần chú cùng lời khấn. Tiếng chuông gõ cùng hoà tiếng mõ tụng niệm của các vãi già càng làm tăng thêm vẻ uy nghi của lễ đàn. Sau tiếng hô của chú tiểu Quốc Tuấn, một cơn gió lạnh ghê người thổi đến làm nghiêng ngả cành cây gạo. Không có mưa mà có sấm sét ầm ầm dội xuống cây gạo làm cho cành lá tả tơi, giấy ngũ sắc bay vọt lên trời cao. Mọi người vừa hoảng sợ vừa vui mừng. Vui mừng vì thấy phép thuật của chú tiểu Quốc Tuấn đầy vẻ linh thiêng oai hùng.

Một lúc sau, trời quang mây tạnh, mọi người nhìn lên cây gạo thì thấy có một con rắn dài 10 trượng nằm chết sóng xoài vì bị giấy ngũ sắc quấn chặt. Mọi người vừa mừng vừa sợ thì chợt thấy con rắn chết đó từ từ tan thành nước.

Đêm hôm đó, mọi người gần xa không thấy tiếng khóc than hoặc hình ma bóng quỷ hiện lên trêu gọi như những ngày trước đó nữa. Qua mấy ngày thấy yên ổn, các vị bô lão liền làm lễ tạ ơn chú tiểu Quốc Tuấn đã có công giúp dân trừ nạn.

Trong buổi lễ tạ ơn, mặc dầu chú tiểu còn nhỏ tuổi nhưng các vị bô lão đều cúi đầu xin được làm thần tử của Quốc Tuấn.

Chú tiểu Quốc Tuấn khoan thai trả lời:

- Đa tạ tấm lòng của dân thôn ta nhưng hiện nay tôi đang trôi nổi bềnh bồng như bèo trên sóng nước, chưa biết về đâu là bến bờ. May mà tôi được đạo sư thu nạp nuôi nấng dạy dỗ, công ơn của người đối với tôi còn sâu nặng hơn cả công cha nghĩa mẹ. Nay có chút đạo pháp để giúp đời nhưng tôi chưa có thể thu nhận thần tử đệ tử được. Mong một ngày gần đây chúng ta có thể chung sức chung lòng gìn giữ xóm làng non sông.

Vị bô lão đại diện đứng lên vái tạ tấm lòng của chú tiểu Quốc Tuấn rồi nói với vẻ lo lắng:

- Bạch thầy... ngộ nhỡ khi thấy đi rồi mà bọn yêu ma lại kéo nhau về đây tàn hại dân làng thì làm cách nào ạ?

Chú tiểu Quốc Tuấn liền cầm cây bút lông và viết tên huý danh của mình vào mảnh giấy đỏ rồi bảo:

- Xin đừng lo! Cứ viết tên huý danh của tôi, đem dán lên bàn thờ và trấn ở nơi quan yếu, là ma quỷ phải tránh xa không dám bén mảng về làng nữa.

Vị bô lão đại diện liền nói:

- Đa tạ thầy... bạch thầy... xin cho dân làng dựng một am cỏ để làm miếu thờ phiên hiệu huý danh của thầy, cứ đến tuần mùng một, ngày rằm lễ tạ ơn và làm chỗ kêu cầu chống lại ma quỷ. Chú tiểu Quốc Tuấn đồng ý.

Trên đường về chùa Hạ thì gặp thầy Đạo Huyền, dân làng cùng mọi người đang vui mừng thì thấy một đoàn người người mà dẫn đầu là người thương nhân khi xưa rầm rập kéo đến.

Đến trước mặt chú tiểu Quốc Tuấn thì người thương nhân năm xưa ấy liền vái lạy thầy Đạo Huyền cùng chú tiểu và nói:

- Bạch thầy... thưa công tử... ngày xưa tôi giả danh thương nhân mang công tử đem gửi nơi cửa Phật mong nhờ thầy cưu mang cho qua những ngày hoạn nạn. Lúc đó An Sinh Vương Trần Liễu dấy binh nổi loạn chống lại triều đình nên sợ liên luỵ đến tính mạng con trai Quốc Tuấn, đành phải nhờ người em là Đoan Bà Công Chúa, cô ruột Trần Quốc Tuấn đem cất giấu. Nay An Sinh vương tức Cần vương đã trở lại nhận mệnh triều đình, trăm điều vui vẻ hoà thuân đã được phong Hiển Hoàng. Bây giờ xin được rước công tử về kinh, đoàn tụ cùng gia đình.

Dân làng hai thôn cùng thầy Đạo Huyền hết sức vui mừng bày hương án đón rước. Công tử Quốc Tuấn liền quỳ lạy và nói với thầy Đạo Huyền rằng:

- Công ơn trời bể của thầy thật không khác chi công ơn sinh thành của cha mẹ. Nay mây đã quang, trời đã tạnh, xin cho con được rước thầy về kinh để con phụng dưỡng báo đền ân sâu nghĩa đầy.

Dân làng hai thôn chúc mừng và thầy cũng vui vẻ nhận lời cùng về kinh với công tử Quốc Tuấn. Nghe lời truyền tụng về người pháp sư tài ba này thì về sau người đã hoá ở vùng Hoan Châu (Nghệ An) và đã được lập miếu thờ ở Khổng Tước trong vùng.

Riêng về công tử Quốc Tuấn thì đến năm 21 tuổi. được vào nội điện ra mắt nhà vua. Sau khi thử tài và nhận ra Trần Quốc Tuấn là nngười anh hùng cái thế, dũng lược, kỳ mưu, phép thuật hơn người nên nhà vua trọng dụng làm tướng trấn ngự nơi biên ải phía bắc.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn _
PostSubject: Re: [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn   [Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn I_icon_minitime

Back to top Go down
 

[Nhân vật] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam :: Nhà Trần★陳朝-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com