♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:21

5/6 đến 6/7 Ất Dậu 1




Những ngày tháng 6 này cách đây 724 năm, trong năm Ất Dậu, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, điển hình là hai vua Trần và các tướng lĩnh như Quốc công Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Quang Khải... đã có những cuộc phản công chiến lược thắng lợi trước quân xâm lược Nguyên Mông. Những thắng lợi này đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1285, thúc đẩy chiến thắng nhanh chóng của quân dân nhà Trần để dành lại Thăng Long và quét sạch quân thù khỏi đất nước.


Xét về lực lượng, với số quân lên đến 50 vạn, đây có thể coi là một cuộc viễn chinh rất lớn và đầy tham vọng của nhà Nguyên. Đây cũng là một đội quân có kỷ luật cao, hiếu chiến và khá thiện chiến. Cuộc viễn chinh này cũng được chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng thông qua việc cho đạo quân Toa Đô tấn công Chiêm Thành trước để tạo thế gọng kìm bọp nghẹt Đại Việt.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Kybinhmc
Kỵ binh Mông Cổ


Về phương tiện chiến tranh, quân Nguyên có khoảng 500 chiến thuyền để đi đường thủy theo hướng đông bắc. Ngoài lực lượng kỵ binh, quân Nguyên còn đem theo một số phương tiện, vũ khí chiến tranh tiên tiến vào lúc ấy như các loại hỏa pháo, máy bắn đá (súng Hồi hột)...

Về phía quân ta, sự sắn sàng về tinh thần, chính trị, tư tưởng và quân sự để đối phó với một cuộc xâm lăng đã được chuẩn bị từ trước, khi tình hình giữa hai nước bắt đầu căng thẳng vì cuộc chiến Chiêm Thành. Trước một cuộc xâm lăng không thể tránh khỏi, nhà Trần đã huy động và luyện tập để tạo ra một đạo quân thường trực khá lớn, với khoảng hơn 20 vạn quân. Nhà Trần cũng chuẩn bị hàng ngàn chiến thuyền các loại, và một số chiến cụ như máy bắn đá, pháo nổ, ngoài các vũ khí lạnh thông thường.

Chiến lược phòng thủ ban đầu của nhà Trần do chính Trần Quốc Tuấn vạch ra là phòng thủ theo kiểu mà Lý Thường Kiệt dùng để chống quân Tống cách đó 200 năm. Thế nhưng sau khi mặt trận Nội Bàng tan vỡ, chiến lược bộ máy lãnh đạo kháng chiến thay đổi hoàn toàn. Thay cho việc bám trụ để kháng chiến, nhà Trần đã thực hiện một cuộc triệt thoái chiến lược nhằm bảo toàn lực lượng, điều động quân địch đến các vị trí mà chúng ta đã chọn. Một loạt các trận vận động chiến, vừa tiêu hao quân địch vừa tạo điều kiện để đại quân rút lui đã diễn ra như Vạn Kiếp (26-27 tháng chạp Giáp Thân 1284) do Trần Quốc Tuấn kéo 1000 chiến thuyền đánh chặn quân Nguyên; trận Bàn Than (Bình Than - 9 tháng giêng 1285) do đích thân vua Trần Nhân Tông chỉ huy với cả tập đoàn quân 10 vạn lính; trận Phả Lại; trận Thăng Long (13 tháng giêng) lại do Trần Nhân Tông chỉ huy, "nổ pháo, hô to đòi đánh" với quân Nguyên đóng ở Đông Bộ Đầu và phía Gia Lâm.


Sau chuỗi trận này, quân ta liên tục rút lui, từ Thăng Long về Thiên Trường, sau đó rút về Thanh Hóa. Quân địch tấn công và có một số trận đánh diễn ra như trận Đà Mạc (Thiên Mạc - Nam Định), trận Á Lỗ, trận Phú Tân. Nói chung các trận sau này lực lượng tham gia không lớn và tổn thất của ta cũng không nghiêm trọng. Thực ra đây là một chiến lược kéo địch theo đường mà ta chọn. Quân địch đã lâm vào thế bế tắc do không tìm được chủ lực ta để tấn công, mặc dù luôn phải chịu các cuộc tiến công tiêu hao quy mô nhỏ. Tuy vậy, không ít quý tộc Đại Việt trong thời gian này đã mất niềm tin vào chiến thắng, lung lạc và đầu hàng giặc như Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Ích Tắc...

Quân ta tập hợp lực lượng trở lại và khi thời cơ đến, đã mở cuộc phản công. Mở đầu là trận Á Lỗ trung tuần tháng 5/1285, do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy, dã giết chết Vạn Hộ Lưu Thế Anh, tiêu diệt và bức rút quân Nguyên đóng ở đây. Cũng trong tháng 5/1285, quân của Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đã tấn công Tây Kết và Hàm Tử Quan (huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên bây giờ), bức rút giặc đóng ở đây.

Sang tháng 6/1285, lúc vua Trần và Trần Hưng Đạo đang đánh giặc ở Trường Yên (Hải Dương - Hưng Yên), thì Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đi thuyền đưa quân từ Thanh Hóa tiến thẳng ra sông Hồng, hợp quân với Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp tấn công Chương Dương vào ngày 5/6/1285.

Chương Dương là một cứ điểm quan trọng cách Thăng Long-Hà Nội khoảng 20km về phía đông nam. Đây có thể nói là một điểm chốt quan trọng của giặc, là điểm canh phòng cho đại doanh giặc ở Thăng Long, nên quân bố trí ở đây là đông và thiện chiến. Chính vì vậy, trận Chương Dương là một trận chiến khốc liệt, tổn thất nhiều cho cả hai bên. Mặc dù Nguyên sử không ghi lại và Việt sử thì chép rất sơ sài, nhưng ta cũng có thể hình dung ra được trận đánh ác liệt này qua nhiều tư liệu còn lại...
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:26



Trước hết phải nhắc lại rằng sau khi đem quân vào Thăng Long, quân giặc đã vấp phải một tình thế rất khó khăn đó là thiếu lương thực và bị đánh quấy nhiễu theo kiểu chiến tranh du kích.

Đó là lúc đạo quân chủ lực của Thoát Hoan đang chiếm giữ kinh thành Thăng Long bị lâm vào tình thế khốn quẫn. Sau hơn 4 tháng ồ ạt tiến vào nước ta, quân Nguyên vẫn không thực hiện được ý đồ tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt. Chúng cậy quân đông, muốn đánh lớn vài trận để nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhưng không tài nào buộc được quân chủ lực nhà Trần nghênh chiến trực diện. Vậy nên, chúng loại không thể thực hiện được tham vọng ban đầu là tìm để vây đánh, tiêu diệt quân chủ lực cũng như bộ tổng chỉ huy của quân Đại Việt.

Bên cạnh đó, quân dân ta khi rút lui đã để lại những vùng đất trống rỗng. Đóng quân trong kinh thành Thăng Long, giặc thiếu lương thực trầm trọng. Các ngả đường từ phương bắc sang hoặc ra ngoài chiếm lương thực đều bị quân dân ta bịt chặt!

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Kc2


Quân Nguyên càng tiến sâu để tìm kiếm chủ lực ta, thì lại bị đánh ở sau lưng, ở 2 bên sườn và càng bị thương vong tổn thất nhiều. Kỵ binh, lực lượng thiên chiến của quân Nguyên, đã từng làm mưa, làm gió trên chiến trường các nước châu Âu, không thể phát huy sức mạnh trên chiến trường Đại Việt. Rốt cuộc là quân Nguyên rơi vào tình thế lúng túng, không biết đánh ta như thế nào. Thoát Hoan bị động, buộc phải phân tán quân. Để bảo vệ các vùng đất đã tiến quân qua, giặc buộc phải phân tán lực luợng, đóng ở các đồn nhỏ dọc sông Hồng từ Thăng Long, đến Thiên Trường, Trường Yên để đối phó với quân ta.

Nguyên sử cũng nói rằng Thoát Hoan cứ khoảng 30 dặm lại đặt một đồn nhỏ với khoảng 300 quân trấn giữ. Các điểm trọng yếu thì lập các đồn binh lớn và cắt đặt tướng sĩ đóng giữ cẩn thận.

Các đồn binh này nếu bị công phá và chiếm lại thì quân Nguyên ở Thăng long sẽ bị cô lập. Đặc biệt, nếu vùng Chương Dương bị chiếm, thì hi vọng hội quân với đạo quân Toa Đô ở phía nam coi như tan thành mây khói. Vì vậy Chương Dương trở thành mắt xích đặc biệt quan trọng trong cả cuộc chiến...

Trước khi xẩy ra trận Chương Dương, Thoát Hoan bế tắc ở Thăng Long nên đã ra lệnh cho Toa Đô và Ô Mã Nhi Bạt Đô (Omar Barstu) đưa quân ra bắc hội binh với y. Bản thân bọn Toa Đô đi đánh Chiêm Thành cũng bế tắc vì quân dân Chiêm Thành vừa đánh vừa đàm, đẩy Toa Đô vào một cuộc chiến du kích tiêu hao, chúng không thể tiến được. Vì vậy khi được lệnh, Toa Đô và Ô Mã Nhi đã lập tức lên thuyền tiến ra Thanh Hóa và tìm đường ra bắc.

Trần Quang Khải được tin ấy, cho người về Thanh Hóa phi báo. Nhân Tông hội quần thần lại hỏi kế, Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Toa Đô tự Chiêm Thành trở ra, qua vùng Ô Lý (Thuận Hóa), Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hóa), đường sá gập ghềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt bể ra ngoài Bắc, thì sức lực cũng đã mỏi mệt. Vậy nên sai một tướng đem quân ra đón đường mà đánh thì chắc phá được”.


Nhân Tông nghe lời, sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật làm tướng và Trần Quốc Toản[9] làm phó tướng cùng với tướng quân là Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đường đánh Toa Đô ở mặt Hải Dương. Tháng Tư năm Ất Dậu (1285) Trần Nhật Duật ra đến bến Hàm Tử (thuộc huyện Đông An, Hưng Yên) thì gặp chiến thuyền của Toa Đô, Nhật Duật liền phân binh ra đánh. Quân Nhật Duật bấy giờ có bọn Triệu Trung là tướng nhà Tống sang xin tùng chinh, mặc áo đeo cung như quân nhà Tống. Đến khi giáp trận, quân Nguyên trông thấy bọn Triệu Trung, tưởng là nhà Tống đã khôi phục được nước Tàu, rồi cho quân sang cứu An Nam, đứa nào cũng sợ hãi bỏ chạy. Quân ta đuổi đánh, quân giặc thua to chết rất nhiều. Toa Đô phải lùi ra ở cửa Thiên Trường.



Trần Nhật Duật thắng trận, cho Quốc Toản đưa tin về Thanh Hóa. Hưng Đạo Vương được tin mừng ấy, vào tâu với vua rằng:

“Quân ta mới thắng, khí lực đang hăng, mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ. Vậy nên nhân dịp này tiến quân đánh Thoát Hoan để khôi phục kinh thành”.

Vua nghe lời, truyền lệnh chuẩn bị tiến binh. Chợt có Thượng tướng Trần Quang Khải ở trong Nghệ An ra, xin đi đánh Thoát Hoan. Vua liền sai Quang Khải thu xếp quân sĩ để ra đánh Thăng Long và truyền hịch sai Trần Nhật Duật đóng quân giữ chặn đường không cho bọn Toa Đô kéo lên hợp với Thoát Hoan.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:28



[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Quantran
Binh sĩ thời Trần - hình vẽ trên đồ gốm


Bắt đầu từ lúc này, diễn biến chiến dịch xẩy ra hết sức nhanh chóng. Quân Toa Đô bị đẩy lùi ra cửa Thiên Trường cũng là lúc ở Thăng Long, quân Thoát Hoan lâm vào tình trạng khốn quẫn. Các đồn binh dọc theo các hướng Thăng Long - Thiên Trường, Thăng Long - Trường Yên nhằm bao vây, tạo thế gọng kìm với quân ta đã bị quân ta phá tan. Điều này bây giờ tạo ra sự cô lập cho quân địch ở Thăng Long. Chúng mất liên lạc với quân Toa Đô, hết lương thực và bị tấn công kiểu du kích nếu ra khỏi thành. Ngược lại, cánh quân của Toa Đô và Ô Mã Nhi ở phía nam cũng mất liên lạc với đầu não, điều này giải thích tại sao khi quân của Thoát Hoan rút lui, quân của Toa Đô vẫn không hay biết và lọ mọ dẫn xác ra Thăng Long để rồi bị chặn đánh ở Hàm Tử - Tây Kết và y bỏ mạng ở đây!
Như đã nói ở trên, trận Chương Dương không được sử sách nói tới nhiều. Nhưng mức độ khốc liệt và quan trọng của trận chiến Chương Dương vào 5-6/6/1285 có thể hình dung được qua các yếu tố sau:

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Maquetmongols
Giáp sỹ và kỵ binh nặng của Nguyên Mông


- Trước trận chiến này, quân của Thoát Hoan tuy rơi vào tình thế nguy cấp, nhưng bộ tư lệnh của chúng ở Thăng Long vẫn không hề nao núng, mà quyết tâm đợi quân của Toa Đô để hội binh rồi mới bàn tiếp việc chiến tranh. Nhưng ngay sau khi Chương Dương thất thủ, quân giặc đã dao động đến cực độ và chỉ trong một ngày, Thoát Hoan đã ra lệnh rút lui về bờ Bắc sông Hồng. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến Chương Dương.

- Khi nghe tin quân của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải tấn công vào Chương Dương, thì Thoát Hoan đã thực sự hoảng hốt để đến nỗi mắc mưu của quân ta. Y đã trúng bẫy, kéo quân ra khỏi thành và bị phục binh ta đánh úp khi chưa đi được bao xa, lúc quay lại thì quân của Phạm Ngũ Lão lại đánh vu hồi lấy mất Thăng Long!

- Trận Chương Dương xẩy ra vào khoảng 6/6/1285, nhưng đến tận khoảng 10/5 âm lịch năm Ất Dậu, hai Vua đang tấn công Trường Yên mới được báo cáo. Trong suốt thời gian đó, cánh quân ta do Trần Quang Khải chỉ huy vẫn tiếp tục tấn công giặc và bức chúng rút khỏi đại bản doanh ở Thăng Long. Điều này chứng tỏ trận đánh này khốc liệt và chiến thắng cũng không phải dễ dàng!


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Itas6864350
Kị binh Nguyên - Mông



Bây giờ, ta có thể thâu tóm một số diễn biến của trận chiến lịch sử này như sau:

Khoảng đầu tháng 6/1285, quân ta bắt đầu dành được thế chủ động trên chiến trường. Sau khi thắng các trận Á Lỗ, Hàm Tử, Tây Kết (lần đầu), và đẩy lùi được cánh quân Nguyên phía Nam do Toa Đô chỉ huy ra biển, bộ chỉ huy kháng chiến nhà Trần đã quyết định dốc toàn lực để phản công. Ngoại trừ quân của hai vua tấn công làm chủ vùng Thiên Trường - Trường Yên, đang do bọn Giảo Kỳ và Đường Ngột Đãi chiếm đóng, còn lại các quân chia làm 2 cánh do Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn thân chỉ huy đều kéo thẳng ra bắc để giải phóng kinh đô.

Đạo quân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và anh trai ông là Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung chỉ huy, như sau này ta sẽ xét đến, đã đánh thẳng vào Thăng Long và đuổi giặc chạy theo tuyến đường mà ta đã chọn trước.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Mongol20cavalry2587
Giáp và trang bị của Kị binh nặng Mông Cổ


Còn thời gian đầu, 5/6/21285, đạo quân của Trần Quang Khải cùng các tướng theo ông ra tư Nghệ An như Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền đã tấn công mạnh mẽ vào Chương Dương, tin bị đánh phi báo về Thăng Long.

Hốt hoảng trước nguy cơ mất liên lạc với đạo quân phía nam của Toa Đô, Thoát Hoan đã phải điều quân tinh nhuệ trong thành ra ứng cứu.

Trong khi đó, quân của Trần Quang Khải đã bố trí phục binh, và cánh quân Thoát Hoan chưa đi khỏi Thăng Long đuợc bao xa thì đã bị đánh úp. Cánh quân này ở vào thế lửng lơ, vừa không biết chính xác tin tức từ Chương Dương, lại không thể rút lại được. Hơn nữa, đạo quân này bị cô lập ở Thăng Long quá lâu, thiếu lương thực thuốc men nên đã trở nên suy nhược và mất tinh thần chiến đấu.

Trong khi đó, Thăng Long bỏ ngỏ đã bị cánh quân đi theo Hưng Đạo Vương, dưới sự chỉ huy của Phạm Ngũ Lão tấn công vu hồi. Thăng Long bị thu phục, quân của Thoát Hoan thoát khỏi cuộc phục kích thì không thể quay vào Thăng Long được nữa, nên đóng ở phía ngoài thành Thăng Long.

Vậy thực ra trong những ngày đó cuộc chiến đã không chỉ xẩy ra ở Chương Dương, mặc dù đây là chiến thắng quyết định của quân ta, đẩy địch vào thế lúng túng và bị động. Cuộc chiến đã xẩy ra ở Chương Dương, trận địa mai phục trên đường từ Thăng Long ra Chương Dương và ngay trong thành Thăng Long. Hơn nữa, ngoại trừ trận Chương Dương kêt thúc vào 6/6, còn các trận còn lại kéo dài trong ba bốn ngày, cho đến lúc Thoát Hoan buộc phải bỏ mặc quân Toa Đô, rút về bờ Bắc sông Hồng.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:29



Trận Chương Dương - Thăng Long, như những dẫn liệu ở trên, là một trận đánh khốc liệt và rất hào hùng, nhưng được nhắc tới hết sức không rõ ràng. Nguyên sử thì vì đây là một trận thua quá đau với họ, nên hầu như không nhắc tới. Trong cả giai đoạn này, họ chỉ chép sơ sài về việc bị tấn công và phải rút quân, nhưng không nói rõ chi tiết như giai đoạn mà họ thắng thế. Thế nhưng, qua việc vội vã rút quân của họ, cùng với việc nhắc tới một cách loáng thoáng những trận chiến ngoài lề, ta có thể thấy sự oanh liệt của những trận thắng trong chiến dịch này. Về phía sử của ta, các sự kiện này cũng chỉ được chép lại một cách rời rạc và không đầy đủ. Sau này, các tác giả bộ "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" cũng đã lấy làm tiếc là một sự kiện như thế mà không được ghi chép rõ ràng: “Trận đánh thắng giặc ở Chương Dương, thu phục được kinh thành, là chiến công lớn nhất lúc bấy giờ. Sử cũ chép việc này không được rõ ràng”.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Thaochay2061285
Bản đồ rút quân của Thoát Hoan tháng 6, 7 năm 1285



Ta có thể lượm lặt những tư liệu còn để lại, ta có thể thấy cục diện chiến cuộc trong giai đoạn này như sau:

- Quân ta chia làm 3 bộ phận. Quân do 2 vua Trần tực tiếp chỉ huy đánh để quét sạch địch ở các vùng Thiên Trường - Trường Yên. Cánh quân này đã giải phóng toàn bộ vùng Nam Định - Thái Bình - Hưng Yên - Hải Dương ngày nay. Việc thành công của cánh quân này cũng làm chia cắt 2 cánh quân Nguyên của Thoát Hoan và liên quân Toa Đô - Ô Mã Nhi. Nguyên sử không ghi nhiều về trận này, nhưng về phía sử ta thì có ghi lại như sau: "Tháng 5 ngày mồng 3, hai vua đang đánh giặc ở Trường Yên, chém đầu cắt tai không kể xiết. Ngày mồng 7, tin thám báo rằng: "Toa Đô từ Thanh Hóa kéo quân ra". Ngày mồng 10, có người từ chối giặc trốn đến Ngự Viên tâu báo: "Thượng tướng Quang Khải, Hoài văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ, đánh được giặc các xứ kinh thành". Quân giặc tan vỡ, bọn thái tử Thoát Hoan và bình chương A Lạc chạy qua sông Lô”.

Vậy trận chiến Trường Yên - Thiên Trường diễn ra sau cuộc chiến Chương Dương ít lâu (mùng 3/5 âm). Mặt khác, cuộc chiến này cũng rất khốc liệt không kém gì cuộc chiến giải phóng Thăng Long. Câu nói ngắn gọn "chém đầu cắt tai không kể xiết" ghi trong ĐVSKTT ở trên cũng có thể phản ánh phần nào chiến cuộc ở đây. Để biết nhiều hơn, ta có thể nhìn qua con số tù binh trong các trận đánh này. Đó là riêng trận Trường Yên, quân của 2 vua đã bắt được đến 5 vạn tù binh. Điều này được phía Nguyên Mông đề cập đến trong lần sai sứ sang yếu cầu trao trả tù binh năm 1286 (để hình dung ra con số 5 vạn người, các bác có thể tưởng tượng đến cái sân Mỹ Đình nha ta ngồi chật chỗ cũng chỉ được 4 vạn). Mặt khác, một điểm trong đoạn sử trên là đến tận 10/5 âm 2 vua mới được báo cáo về chiến thắng. Điều này chứng tỏ chiến cuộc các nơi đều vẫn rất căng thẳng. Vì nếu không thế, một chiến thắng quan trọng là thu phục kinh thành chắc chắn sẽ được phi báo lên 2 vua ngay, thế mà ở đây 2 vua lại chỉ được biết qua một nguồn tin "không chính thức" là người chạy trốn giặc về báo!!!


Cánh quân thứ 2 của ta do Chiêu Minh Vương Thượng tướng Thái Sư Trần Quang Khải chỉ huy, khoảng 2 đến 3 vạn người, tấn công từ phía nam và dành thắng lợi ở Chương Dương. Ông cũng thành công trong việc dụ quân Thoát Hoan ra khỏi Thăng Long để ứng cứu cho Chương Dương. Quân Thoát Hoan đi chưa đến nơi thì bị quân ta mai phục, đánh úp và thua trận. Sau đó, quân của cánh này ráo riết đuổi giặc về đến Thăng Long.


Cánh quân thứ 3, khoảng 2 vạn quân, do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung đánh từ tuyến đông nam (phía Hưng Yên) Thăng Long tiến ra. Quân của 2 vương đánh xong trận Á Lỗ (phía Hải Triều - Thiên Mạc - Hưng Yên ngày nay), liền tấn công về phía Thăng Long. Quân của 2 vương đã kết hợp tác chiến ăn ý với quân của Trần Quang Khải, và khi quân của Thoát Hoan ra khỏi Thăng Long, Phạm Ngũ Lão đã được điều động tiến chiếm Thăng Long bỏ ngỏ, dồn Thoát Hoan vào thế lưỡng đầu thọ địch, phải ra đóng ngoại thành!


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Guard
Kị binh nặng Nguyên Mông



- Về phía quân địch, sau khi thua quân ở Á Lỗ, Vạn hộ hầu Lưu Thế Anh bị quân của Trần Quốc Tuấn đánh lui, chạy về hợp với binh của Thoát Hoan tại Thăng Long. Khi Chương Dương bị tấn công, quân Thoát Hoan buộc phải kéo ra cứu ứng và bị dánh úp. Y lui quân thì kinh thành đã bị quân Phạm Ngũ Lão chiếm mất, bèn đóng quân ở ngoại thành thương nghị với các tướng lĩnh về việc rút quân về bắc sông Lô. Giặc rút, Thoát Hoan sai Lưu Thế Anh chặn hậu, lại bị quân của Trần Quốc Tuấn tấn công từ phía sau, Lưu Thế Anh buộc phải kịch chiến với Trần Quốc Tuấn lần nữa. Quân Nguyên ở Thiên Trường - Trường Yên bị 2 vua đánh cho tan tác, chạy về đến Thăng Long thì quân Thoát Hoan đã rút, gặp phải quân ta tiến vào kinh thành, và do đó dã xẩy ra vài trận đánh nhỏ ngay trong thành giữa quân của Trần Quốc Tuấn và bọn Giảo Kỳ, Mã Vinh, Đường Ngột Đãi...


Trận chiến về cơ bản diễn ra trước ngày 10/5 âm (nghĩa là tầm giữa tháng 6) thì chấm dứt.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:29



Trận Tây Kết và chiến thắng Hàm Tử thứ hai 24-06-1285

Đây là trận đánh ghi danh vào sử sách, sau này còn được nhắc lại trong bài "Cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi:

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã



Cuối năm 1282, nguyên soái Toa Đô (Sogatu) đem 50 vạn quân (hình như con số này của ĐVSKTT là không chính xác) từ Vân Nam qua nước Lão Qua (Lào), thẳng đến Chiêm Thành. Khi Hốt Tất Liệt phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 2, để thực hiện kế hoạch “2 gọng kìm”, bọn Toa Đô, Giảo Kỳ và Đường Ngột Đải (Tangutai) dẫn quân từ bắc Chiêm Thành đánh ra phủ Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) rồi tiến ra Nghệ An, Thanh Hóa.
Đạo quân này được chuẩn bị rất chu đáo và là đạo quân mạnh thứ 2 sau đạo quân của Thoát Hoan (Toghan) xâm lược Đại Việt.
Sau một thời gian sa lầy trong chiến tranh du kích ở Chiêm Thành, y buộc phải đưa quân ra phía bắc hội với quân Nguyên ở Châu Ô Lý (Quảng Trị-Quảng Bình) rồi cướp châu Hoan (Nghệ An), châu Ái (Thanh Hóa), tiến đóng ở Tây Kết (vùng Châu Giang - Hưng Yên nay), hẹn trong ba năm sẽ san phẳng nước ta.
Tuy có bị quân Đại Việt chặn đánh kịch liệt, nhưng quân Toa Đô giết hại nhiều binh lính và 1 số tướng Đại Việt như Đinh Xa, Nguyễn tất Thống, Chiêu Hiếu Vương, Đại liêu Hộ… và ồ ạt tiến ra được Trường Yên. Kế đó nghe tin vua tôi nhà Trần rút vào Thanh Hóa, Toa Đô lại được lệnh dẫn quân đuổi theo. Để hỗ trợ việc truy đuổi, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi (Omar) đưa quân và 60 chiến thuyền vào phối hợp truy đuổi, bọn Hữu thừa Khoan Triệt (Košncašk), Bột La Hợp Đát Nhi (Bolqadar) cũng được huy động chặn đường khi bộ chỉ huy kháng chiến Đại Việt rút vào Thanh Hóa.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Kccham
Đường tiến quân và rút ra bắc của cánh quân Toa Đô


Cho đến trước hè 1285, đạo quân Toa Đô là lực lượng quân sự mạnh đứng thứ 2 sau đạo quân Thoát Hoan, và thực sự giữ vai trò là 1 gọng kìm lợi hại trong cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Nguyên. Đây là một đạo quân mạnh, thiện chiến và hung hãn. Vậy nên trong suốt thời gian đầu của cuộc chiến, bộ chỉ huy kháng chiến Đại Việt, vua tôi nhà Trần đã tránh đụng độ tối đa với đạo quân này.
Tháng 5 năm 1285, quân của Toa Đô được lệnh hợp binh của Thoát Hoan, liền kéo từ Hoan-Ái ra bắc để hội binh. Đạo quân này ra đến Hàm Tử tháng 5-1285 thì bị quân của Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải chặn đánh, buộc phải rút ra ngoài cửa Thiên Trường - Ninh Bình. Việc phối hợp giữa hai đạo quân xâm lược không thể thực hiện được mà liên lạc giữa chúng cũng bị gián đoạn.
Đến lúc Thoát Hoan rút quân, Toa Đô cũng không hề biết mà vẫn tìm cách kéo ra bắc để hợp binh. Và triều đình nhà Trần, với con mắt chiến lược tinh tường, đã nhận ra thời cơ để tiêu diệt hoàn toàn đạo quân thiện chiến này.


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Ls21dentranthuong30 [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Ls3dentranthuong2
Đền thờ Trần Hưng Đạo vùng Thiên Trường xưa



Với trận chiến Tây Kết-Hàm Tử, có lẽ điều đáng nói nhất chính là vấn đề nắm thời cơ, biết địch biết ta để có thể tổ chức đánh lớn tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Thời điểm quyết định tổ chức trận đánh tiêu diệt đạo quân Toa Đô chỉ xuất hiện sau khi đạo quân Thoát Hoan, 1 trong 2 gọng kìm tiến công của địch bị quân ta đánh tơi bơi bời, tan tác và bụôc địch phải rút chạy về nước. Kế hoạch “2 gọng kìm” của địch hoàn toàn bị bẻ gãy, đã đặt đạo quân Toa Đô vào tình thế bị cô lập; lúng túng về chiến lược; không có mệnh lệnh mục đích để thực hiện; suy sụp về sức chiến đấu.
Và trận đánh đã nổ ra đúng như định liệu của bộ chỉ huy kháng chiến Đại Việt, vua tôi nhà Trần!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:30



Trận Tây Kết lần thứ 2...

Trước hết, phải nói rằng sử sách nói về trận đánh này có nhiều điểm không thống nhất. Đặc biệt là giữa các chi tiết mà Nguyên sử nêu lên. Chúng ta sẽ xem lại những gì sử sách nói về trận đánh này để có hình dung thống nhất về một số điểm. Đại Việt Sử ký toàn thư (ĐVSKTT) có nói về trận đánh này như sau:
"Ngày 17 (tháng 5 âm lịch), Toa Đô và Ô Mã Nhi lại từ biển đánh vào sông Thiên Mạc (vùng Nam Định), muốn hội quân ở Kinh sư, để chi viện cho nhau....
Ngày 20, hai vua tiến đóng ở Đại Mang Bộ. Tổng quản giặc Nguyên là Trương Hiển đầu hàng. Hôm đó, ta đánh bại giặc ở Tây Kết, giết và làm bị thương rất nhiều, chém đầu Nguyên Soái Toa Đô. Nửa đêm Ô Mã Nhi trốn qua cửa sông Thanh Hoá, hai vua đuổi theo nhưng không kịp bắt được hơn 5 vạn dư đảng giặc đem về, Ô Mã Nhi chỉ còn một chiếc thuyền vượt biển trốn thoát..."



Vậy theo tài liệu này thì quân Nguyên của Toa Đô - Ô Mã Nhi tìm cách đi dọc sông Hồng về phía Thăng Long, và đã bị quân của vua Trần chặn đánh. Đại Mang Bộ là tên một bến của sông Hồng.
Trước đó, sách ĐVSKTT cũng có nói về ý đồ của vua Trần trong việc chặn đánh cánh quân này: Vua bàn với bầy tôi rằng: "Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dặm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hết hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng".
Vậy việc trận đánh giết chết Toa Đô xẩy ra ở Tây Kết có lẽ là chính xác. Tuy vậy, Nguyên sử lại không thống nhất ở điểm này, thậm chí chính giữa các tài liệu trong Nguyên sử nói về điều này cũng mẫu thuẫn nhau, vì vậy ta có thể chọn lọc các ý ở đây để biết về trận đánh Tây Kết này.
Trong bản kỷ (sử chính triều) của Nguyên sử "Gặp lúc nắng mưa dịch bịnh hoành hành, quân muốn trở về Bắc ở châu Tư Minh, bèn sai bọn Toa Đô trở về Ô Lý. An Nam đem quân đuổi theo. Toa Đô đánh bị chết"

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 77609004
Rồng đá đời Trần


Trong lúc đó Toa Đô truyện, cũng của Nguyên sử thì lại viết: "Thoát Hoan sai Toa Đô đóng Thiên Trường, để kiếm ăn, cách đại bản doanh hơn hai trăm dặm. Bỗng có lệnh vua rút quân. Thoát Hoan dẫn quân về, Toa Đô không biết. Giao Chỉ sai người nói cho biết. Nó không tin. Khi đến thì đại doanh trống không. Giao Chỉ chặn ở sông Càn Mãn. Toa Đô đánh, bị chết".
Trong bộ An Nam chí lược của tên Việt gian Lê Tắc cũng có nhắc đến điểm này như sau "Toa Đô nghe biết đại quân đã về, mới từ Thanh Hoá đem quân ra, dọc đường ngày đêm đánh nhau với quân An Nam. Đến Bãi Khanh, tướng Toa Đô là Lễ cước Trương làm phản, đem quân kia đánh với quân ta. Toa Đô phóng ngựa rơi xuống nước chết. Ô Mã Nhi và Vạn hộ Lưu Khuê đi thuyền nhẹ trốn thoát ra biển. Tiểu Lý đi thuyền phía sau, thấy cơ không thoát được, tự đâm cổ. Vua Trần cho người cứu sống."
Từ các chi tiết của các bộ sử này, ta có thể thấy như sau: có thể Thoát Hoan đã lệnh cho cánh quân Toa Đô phải quay vào nam (châu Ô-Lý, tức Quảng Bình, Quảng Trị nay) để bảo toàn lực lượng. Vì lúc này Thoát Hoan sau khi để mất Thăng Long, thì y biết chắc không còn hi vọng hội binh nữa. Do đó bảo toàn lực lượng khi rút lui có lẽ là yêu cầu hàng đầu với y lúc này. Thế nhưng chắc chắn Toa Đô không nhận được lệnh này và cũng không biết Thoát Hoan đã rút quân, nên vẫn kéo ra bắc (từ Ninh Bình).

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 21549044
Mặt Nghê đá đời Trần


Cũng có thể lý giải nguyên nhân khác của việc này là Thoát Hoan khi thấy Toa Đô bị đánh bại ở trận Tây Kết (chiến thắng Hàm Tử lần đầu, khi chưa mất Chương Dương-Thăng Long), đã lệnh cho y bám trụ lại ở Trường Yên (Ninh Bình). Đến khi Thoát Hoan rút quân thì lại không báo cho y được. Vậy nên quân Toa Đô mới không biết tin rút quân, mà vẫn cố tìm cách tiến về phía Thăng Long. Ở đây Lễ cước Trương trong An Nam chí lược chính là Tổng quản Trương Hiển mà ĐVSKTT nhắc đến. Y là Vạn hộ - Tổng quản, mà tước vạn hộ của nàh Nguyên cho người Hán tương đương với chức danh vạn phu trưởng trong quân Mông Cổ, nghĩa là quân của Trương Hiển gần 1 vạn người. Việc này giải thích tại sao việc Trương Hiển trở giáo đưa quân vua Trần tấn công quân Toa Đô - Ô Mã Nhi lại làm cho 2 tên tướng khét tiếng này lao đao đến thế!




Từ những sử liệu trên, ta có thể hình dung ra diễn biến trận đánh như sau:
- Từ chỗ nhìn ra thời cơ tiêu diệt đạo quân Toa Đô, không cho chúng chạy thoát, các vua Trần và bộ chỉ huy khãng chiến đã chủ động triển khai thế trận đánh địch khi chúng đang vận động từ xa tới. 2 vua Trần được tin Toa Đô từ Thanh Hóa kéo quân ra Bắc vào ngày 11-6-1285. Đó cũng là lúc 2 vua đã chiếm lại và hoàn toàn làm chủ cùng Thiên Trường – Trường Yên. Đây cũng là điều kiện để quân 2 vua có thể tiêu diệt địch trên địa bàn đã được hoàn toàn giải phóng!
- Cùng thời gian này, ở phía bắc sông Hồng, đạo quân Thoát Hoan đang bị đạo quân do Trần Quốc Tuấn chỉ huy truy đuổi ráo riết. Tranh thủ thời gian, quân Trần tập trung lực lượng mọi mặt, bố trí sẵn sàng đón đánh địch theo kế hoạch như nhà vua dự tính, đó là đem quân nhàn hạ mà chống quân mỏi mệt.
- Đến 24/6/1285, vì một trong các lý do đã nêu: hoặc Toa Đô không nhận được tin Thoát Hoan đã rút và lệnh cho y quay vào Ô Lý, hoặc là y tự tìm đường từ Trường Yên kéo trở ra bắc, và bị ta chặn đánh ở Tây Kết.


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 1807annamboat
Đóng thuyền chiến ở Đại Việt (hình đời Nguyễn - Không phải đời Trần)



- Các vua Trần đã nắm chắc được rằng đạo quân Toa Đô không nhận được lệnh của Thoát Hoan. Từ điểm này các vua đã đưa tin này cho quân Toa Đô biết trước khi y đến Tây Kết. Điều này đã làm cho tinh thần, ý chí của đạo quân này suy sụp hoàn toàn. Và vì vậy, sức chiến đấu của chúng cũng gần như kiệt quệ. Đây là đòn địch vận rất hiệu quả của bộ chỉ huy Đại Việt, làm cho đạo quân bách chiến bách thắng khi nào bây giờ chỉ còn là một đám quân chẳng còn bụng dạ để chiến đấu nữa! Sự hiệu quả này còn thể hiện ở chỗ, quân ta chưa đánh thì Tổng quản Trương Hiển và toàn quân của y đã quay giáo đầu hàng, điều trước nay chưa từng thấy ở đạo quân Mông Cổ bách chiến bách thắng!
- Sang ngày 24/6/1285, quân ta với sự dẫn đường của Trương Hiển, đã tấn công quân Toa Đô. Đạo quân này nhanh chóng mất tinh thần và tan rã, Toa Đô bị chém chết. Tàn quân chạy theo Ô Mã Nhi quay lại trốn vò Thanh Hóa nhưng bị quân ta truy kích, bắt sống hơn 5 vạn tên. Ô Mã Nhi buộc phải bỏ trốn một mình với vài tùy tướng, cướp thuyền chạy ra biển về Nguyên.
Có thể thấy đạo quân này nhiều thì cũng được khoảng 10 vạn. Với con số bị bắt như vậy thì ta có thể hình dung ra con số bị giết cũng tương đương. Vậy sau trận Tây Kết này đạo quân Toa Đô coi như bị xóa sổ!

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 130a
Hình chiến binh và voi trên bình gốm đời Trần


Trận Tây Kết có lẽ kết thúc vào khoảng cuối tháng 6/1285, chính xác hơn thì khoảng 24-25/6/1285. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, quân ta đã làm tan rã một đạo quân khổng lồ, thiện chiến của địch!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:30



Từ phần này trở đi, các trận đánh diễn ra trên các chiến trường ngoài Thăng Long. Kinh thành đã được giải phóng và nằm dưới sự điều hành tạm quyền của Thượng tướng Thái Sư Trần Quang Khải.
Tuy nhiên, khắp các vùng lân cận vẫn xẩy ra các trận đánh nhằm truy quét quân giặc ra khỏi bờ cõi. Đặc biệt, trên các tuyến rút lui của địch, gồm đường rút về hướng Tây Bắc từ Thăng Long qua Lai Châu, Tuyên Quang sang Vân Nam; và đường rút về hướng Đông Bắc từ Thăng Long sang Hà Bắc, lên Vạn Kiếp (Hải Dương-Quảng Ninh), lên Nội Bàng (vùng Chữ - Hà Bắc), Lạng Sơn rồi qua Tư Minh-Quảng Châu, thì các trận đánh lớn vẫn liên tiếp diễn ra. Trong các trận đánh này nhằm truy kích và tiêu diệt sinh lực địch. Mục tiêu quan trọng của các trận đánh này là làm giảm tối đa sinh lực còn lại của đạo quân khổng lồ xâm lược nước ta; làm suy kiệt ý chí của chúng; nhằm đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của chúng. Tất cả những mục tiêu này nhằm một cái đích chung là ngăn không cho chúng có điều kiện phục hồi nhanh chóng để xâm lược nước ta thêm một lần nữa.
Những trận đánh này cũng thể hiện sự sáng tạo của bộ chỉ huy kháng chiến Đại Việt. Tư tưởng của những nhà chỉ huy quân sự hoàn toàn không bị chi phối, bó hẹp trong học thuyết quân sự của Tôn Tử. Chúng ta sẽ bàn đến điều này trong phần phân tích, còn bây giờ, để hình dung rõ hơn về các trận đánh, chúng ta xem bản đồ cuộc chiến năm 1285, với các địa điểm mà trong một vài bài tới sẽ nhắc đến:


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Kccn1
Bản đồ các cuộc chiến giai đoạn 24/6 đến 6/7/1285


Trận Phù Ninh - Tháng 6/1285...


Cùng lúc với chiến thắng Tây Kết của các vua Trần ở vùng hạ du, khắp các vùng thượng du sông Hồng - sông Lô cũng diễn ra những trận đánh ác liệt của quân ta truy kích và tiêu diệt địch. Các chiến thắng đó chủ yếu do các lực lượng quân chính quy của Trần Hưng Đạo đã bố trí đón lõng, mai phục địch. Nhưng cũng có những trận do quân địa phương chiến đấu và chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu trong những trận đánh của lực lượng này là các trận chiến Bạch Hạc - Phù Ninh, vùng Phú Thọ ngày nay.
Theo sách ĐVSKTT thì trận Phù Ninh xẩy ra gần như đồng thời với trận Tây Kết. Tài liệu này ghi lại:
"Du binh đi đến huyện Phù Ninh, viện phụ đạo huyện ấy là Hà Đặc lên Trỉ Sơn cố giữ. Quân giặc đóng ở động Cự Đà. Đặc lấy tre đan thành hình người to lớn, cho mặc áo, cứ đến tối thì dẫn ra dẫn vào, lại dùi thủng cây to, cắm tên lớn vào giữa lỗ, để giặc ngờ sức bắn khoẻ, xuyên được cây to. Giặc sợ không dám đánh với Đặc, quân ta hăng hái xông ra đánh, phá được giặc. Đặc đuổi đến A Lạp, làm cầu nổi sang sông, hăng đánh quá nên bị chết. Em là Chương bị giặc bắt, lấy trộm được cờ xí và y phục của giặc trốn về, đem dâng lên vua, xin dùng cờ ấy giả làm quân giặc để đến doanh trại chúng. Giặc không ngờ là quân của ta. Bèn đánh tan quân giặc"
Cánh quân mà Hà Đặc và Hà Chương chặn đánh là đạo quân đi từ hướng Vân Nam vào xâm lược nước ta hồi cuối năm 1284. Đạo quân này do Nạp Tốc Lạt Đinh (Nàsir ud Din) chỉ huy, theo Nguyên sử bản kỷ thì "Chí Nguyên năm 22 (1285), Nạp Tốc Lạt Đinh đem quân Hợp lạt chương (Qarajang, quân Ô thoán Vân Nam, đây là quân hốn hợp giữa quân Mông Cổ đóng lại và quân bản địa khi Mông Cổ tiêu diệt nước Đại Lý) và Mông Cổ theo Hoàng thái tử Thoát Hoan đi đánh Giao Chỉ".
Cánh quân này bị Trần Nhật Duật chặn đánh vào đầu năm 1285, sau đó vào Thăng Long hội binh với Thoát Hoan. Đến khi Thoát Hoan buộc phải rút quân, thì Nạp Tốc Lạt Đinh có lẽ được giao đem quân quay lại đường cũ, qua Tuyên Quang - Lai Châu để về Vân Nam.
Đến địa giới ngã ba sông Bạch Hạc - Vĩnh Phúc và Phù Ninh - Phú thọ, quân bản địa của thủ lĩnh Hà Đặc đã dùng kế mai phục dọa địch và tập kích, thắng lớn. Tuy nhiên như ĐVSKTT nói thì ông ham đánh nên bị giặc giết, em ông là Hà Chương bị bắt. Sau đó, Hà Chương lại trốn thoát, cướp được cờ hiệu, giáp phục và khí giới của địch, nên quay lại đánh lừa và thắng lớn. Cuộc rút lui của đich trở thành cuộc tháo chạy tán loạn! Theo Nguyên sử thì cánh quân này tháo chạy về đến Vân Nam chỉ còn vài nghìn người.
Chiến thắng Phù Ninh có thể coi là một chiến công của những người dân địa phương yêu nước. Chiến thắng này cũng chứng tỏ nhà Trần đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, làm cho giặc lâm vào cảnh khắp nơi bị đánh mà không biết chính xác quân ta ở đâu!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:31



Trận Như Nguyệt - tháng 7/1285

Sách ĐVSKTT có nói tới người anh hùng niên thiếu này như sau: "... Tới khi lui về, huy động gia nô và thân thuộc hơn nghìn người, làm binh khí, đóng chiến thuyền, viết vào cờ sáu chữ ‘Phá giặc mạnh, báo ơn vua’. Sau đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải tránh lui, không kẻ nào giám đối địch. Đến khi chết, vua rất thương tiếc, tự mình làm văn tế, lại truy phong tước vương”.
Tuy nhiên, bên Nguyên sử thì chép lại việc này khá rõ ràng. Đó là sau khi quân Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, y đã tổ chức cho quân rút theo đường lên Bắc Giang, có lẽ y muốn vượt sông rút nhanh qua bên kia sông Cầu (sông Như Nguyệt - Hà Bắc, qua đền Bà Chúa Kho khoảng 5km). Đó có thể là con đường an toàn nhất với y, vì nếu quân Đại Việt theo đường sông để đuổi thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Có lẽ, y chọn con đường vượt Như Nguyệt, qua bờ bắc và thẳng đường bộ lên Chi Lăng-Lạng Sơn, qua Tư Minh.
Lưu ý là thủy quân của Đại Việt cơ động hơn, trong lúc bộ binh thì vận động không linh hoạt bằng quân Nguyên Mông. Vậy nên khả năng quân Đại Việt vận động bằng đường thủy và tập trung quân chặn đánh là cao hơn. Ta có thể thấy điều này trên bản đồ:


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Thaochay1
Bản đồ các đường rút lui của địch



Thế nhưng, ý đồ vượt sông Cầu (tại Như Nguyệt) của Thoát Hoan đã bị phá sản vì trận đánh Như Nguyệt này. Nguyên sử chép lại: "Quan quân (quân Nguyên) đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh". Các sử liệu của Trung Hoa cũng ghi lại về cái chết của Trần Quốc Toản: "Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết".
Có lẽ, trận Như Nguyệt là một trận đánh kết hợp giữa truy kích và đánh chặn. Sau trận đánh này, quân Nguyên buộc phải đi men theo bờ nam sông Cầu, vòng về phía Hải Dương, qua Vạn Kiếp rồi lên phía Lạng Sơn, qua ải Vĩnh Bình để về nước. Đây là con đường hoàn toàn bất lợi với Thoát Hoan, vì khả năng Đại Việt tập trung quân trên con đường này rất cao.
Vậy ở trận đánh Như Nguyệt, quân dân Đại Việt đã hoàn thành được nhiệm vụ là đẩy Thoát hoan phải quay lại rút theo con đường bất lợi với y. Sự hi sinh của vị tướng trẻ Trần Quốc Toản đã chứng tỏ đây cũng là một trận chiến khốc liệt, và quân đội nhà Trần đã quyết tâm thực hiện bằng được ý đồ chiến thuật của bộ chỉ huy!
Kết quả của trận này thể hiện ở các chiến thắng vang dội sau đó!





Trận Vạn Kiếp - Tháng 7/1285

Ta có thể thấy trên bản đồ tác chiến thì sau chiến thắng Như Nguyệt, quân địch buộc phải men theo bờ nam về phía Hải Dương. Quân ta gồm 2 cánh, cánh phía bờ bắc sông Cầu, tiếp tục đi dọc theo bờ bắc sông và ngăn không cho chúng qua sông. Cánh quân bờ nam tiếp tục truy kích giặc, dồn chúng về trận địa đón lõng của quân ta ở Vạn Kiếp - Hải Dương.
Sở dĩ nói đường qua Vạn Kiếp, lên Nội Bàng rồi lên Lạng Sơn là con đường nguy hiểm với giặc là vì, đất Vạn Kiếp là đất phong của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Bởi vậy khả năng binh lực Đại Việt tập trung lên đấy là rất cao, chưa kể thân quân của vương cũng có thể đã ở sẵn ở vùng này. Mặt nữa, con đường này mắc phải nhiều nhánh sông từ bể vào, nên bộ binh, kị binh Nguyên Mông sẽ khó khăn, trong lúc lại thuận lợi cho quân Đại Việt cơ động theo đường thủy lên đấy chuẩn bị sẵn trận địa đóng lõng.
Khoảng ngày 1,2 tháng 7/1285, quân Nguyên rút lui đến Vạn Kiếp thì bị quân ta đổ ra đón đánh. Trong Nguyên Sử chép trận này là trận sông Sách, nhưng tên Việt thì nó là sông Thương, đoạn chảy qua Vạn Kiếp.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Quan20the20phu20thien20
Quần thể di tích thờ nhà Trần - Thiên Trường



Quân giặc lúc đó đã làm xong cầu phao, rút quân qua cầu nửa chừng thì bị đánh ở cả phía bắc và phía nam. Giặc hỗn loạn không đánh trả được, lại dẫm đạp lên nhau đến đứt cầu phao, phần lớn chết chìm ở trên sông. Số còn lại sang được bờ bắc thì bị đánh dồn dập, Thoát Hoan sai Tả thừa Đường Ngột Đãi (Tangutai) đi mở đườngg, đổi Hữu thừa Lý Hằng đi sau chặn hậu. Lý Hằng kịch chiến với quân của Hưng Đạo Vương, y chém được nghĩa dũng môn khách của Hưng Đạo Vương là Trần Thiệu. Sau đó, y trúng tên độc của quân ta bắn xuyên qua đầu gối trái, phát độc mà chết. Tỳ tướng của Thoát Hoan là Lý Quán nhặt nhạnh được 5 vạn tàn quân, cố chạy về đến ải Vĩnh Bình thì bị phục binh của ta đổ ra chặn đánh lần nữa.
Trận Vạn Kiếp là trận đánh lớn, làm cho giặc phải khiếp sợ, cũng như tiêu hao nốt phần lớn binh lực còn lại của giặc!

Trận Vĩnh Bình - 5,6 tháng 7/1285
Sau trận Vạn Kiếp, cuộc rút lui của giặc đã biến thành một cuộc tháo chạy tán loạn và đẫm máu! Từ hơn 20 vạn quân rút lui chỉ còn 5 vạn sống sót qua sông Thương, đám tàn quân gần như không còn nghe lệnh nữa. Nhưng mọi chuyện chưa kết thúc, quân Đại Việt đã sẵn sàng đón chúng ở biên ải.

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Phominh
Tháp ở chùa Phổ Minh - Một di tích gắn với triều Trần



Quân Thoát Hoan chạy đến ải Vĩnh Bình (đầu địa giới Lạng Sơn) thì quân Đại Việt lại đổ ra đón đánh. Quân Hưng Vũ Vương phục kích ở đây tấn công quân Thoát Hoan, phục binh 2 bên núi bắn tên xuống như mưa. Lý Quán phải dấu Thoát Hoan vào ống đồng cho quân lính khiêng chạy. Lý Quán đi hộ tống bị tên độc của ta bắn trúng, y về đến Tư Minh thì chết. Tuy nhiên trận này không nằm trong kế hoạch vì Hưng Vũ Vương đuổi đánh sang cả đất của địch. Sau này luận công thì Hưng Vũ Vương do không tuân mệnh, vẫn đánh giặc trong lúc chủ trương là để phần còn lại này chạy thoát, nên bị giảm công xuống. Đúng ra trận Vĩnh Bình phải gọi là "trận đánh cho bõ tức".
Vạn Kiếp và Vĩnh Bình, những trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên đã kết thúc một cách thắng lợi, oanh liệt cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân dân Đại Việt. Trước một kẻ thù hùng mạnh, và như Marco Polo đã viết hồi đó thì "dân nước An Nam cứ 25 người, từ trẻ con khóc oe oe đến người già kề miệng lỗ, phải chọi với một kỵ binh Nguyên Mông", chúng ta dã vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian lao để đi đến chiến thắng cuối cùng. Trong cuộc chiến, nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn diện cũng như những nghệ thuật quân sự bậc thầy của dân tộc Đại Việt đã được phát huy đến đỉnh cao!

Ngày 11/6 âm lịch năm Ất Dậu 1285 (khoảng ngày 9/7/1285), các tướng lĩnh, quân đội, nhân dân hân hoan đón xa giá của 2 vua hồi kinh, kết thúc hơn nửa năm chiến đấu anh dũng!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:32

Về lực lượng tham chiến của hai bên

Cơ cấu quân đội của bên ta lúc đó sơ lược chia làm 2 loại quân, quân triều đình và quân của các lãnh chúa phong kiến.
- Quân Thiên Trường, các quân Thiên, Thần, Thánh tổng cộng khoảng trên dưới 6 vạn. Đây là tinh binh lấy từ các lộ Thiên Trường, Long Hưng, Hồng Lộ, Khoái Lộ, Trường An, Kiến Xương. So với địa chí ngày nay thì nhà Trần chỉ lấy quân Thiên Trường và cấm quân ở các vùng Ninh Bình trở ra và các vùng như Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên... Các vùng như Hoan, Ái châu (Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh) không hiểu sao đều không lấy vào quân này.
- Cấm quân, là hạng quân thứ 2, sau quân Thiên Trường, đông đến 3, 4 vạn. Hạng quân thứ ba là Trạo đội, tức là quân chèo thuyền.
Quân Thiên Trường và cấm quân là quân trực thuộc của triều đình. Về danh nghĩa thì đây là quân của nhà vua. Thực ra đời sau cũng đã nói rằng (Việt sử thông giám cương mục) quân Thiên Trường không đông lắm, chưa đến 10 vạn, hơn nữa luyện tập cũng không phải chu đáo!
Loại quân thứ 2 trực thuộc các lãnh chúa phong kiến, cụ thể ở đây là các vương hầu. Nhà Trần chế độ phân quyền khá rõ. Các tôn thất, tướng lĩnh có công đều được phong đất, có quyền chiêu mộ dân phu, quân đội... và tự quản các vùng đất phong của họ. Đến khi nước nhà có biến, họ đem gia binh đi gộp chung với quân triều đình để đánh giặc. Đội quân này gộp lại có khi đông hơn cả quân triều đình. Cụ thể một số đạo quân như sau:
- Quân trực thuộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các vương, hầu con em của ông: Hưng Ninh Vương (T.Q.Tung), Hưng Vũ Vương (T.Q.Nghiễn), Hưng Trí Vương (T.Q.Hiện), Hưng Nhượng Vương (T.Q.Tảng) lúc đầu có trên dưới 5 vạn. Sau khi trận Nội Bàng thất bại, quân triều đình tan vỡ, thì các vương gấp rút mộ binh. Đến khi triều đình chủ trương rút về Thanh Hóa thì các quân đã lên tới ngót nghét 20 vạn. Đây là sự động viên tinh thần rất lớn cho vua, các tướng lĩnh nhà Trần tin vào chiến thắng.
- Quân của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và các con em của ông có lẽ bằng số quân của Hưng Đạo Vương lúc đầu, nghĩa là khoảng 5 vạn. Sau khi thua Nội Bàng thì quân số giảm đáng kể, đến khi ông kéo ra đánh Chương Dương thì có khoảng vài ba vạn. Có một chi tiết là khi triều đình rút về Thanh Hóa thì quân số và thuyền chiến của ông lớn nhất (vua còn 4 thuyền, Trần Hưng Đạo còn 4 thuyền, Thái sư (Trần Quang Khải) còn 80 thuyền).
- Quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật: Có lẽ quân số không đông. Chiêu Văn Vương khi đánh các trận Tây Kết lần thứ nhất, trận Như Nguyệt, Vạn Kiếp đều dùng quân của các vương khác hoặc quân triều đình. Quân trực thuộc ông chỉ có khoảng 1 đến 2 vạn là cùng.
Vậy về quân số, trước khi chiến sự bắt đầu nổ ra, quân ta có khoảng 20 vạn, bao gồm quân của triều đình và các vương hầu. Lực lượng này đã tham gia tập trận ở Đông Bộ Đầu. Đây là cuộc tập dượt lớn nhằm cổ vũ tinh thần cho nhân dân và quân đội cả nước.
Tuy nhiên, sau khi chiến sự nổ ra, dặc biệt là sau khi thất bại trong trận quyết chiến chiến lược Nội Bàng, quân triều đình có lẽ hầu hết tan rã. Sau đó, các vương hầu mới ra sức điều động chiêu tập lại, thì tổng quân số cả mới và cũng lại lên đến khoảng 30 vạn quân.
Về khi tài, từ lúc lên ngôi năm 1275, vua Trần Nhân Tông đã lường trước khả năng xâm lược của Nguyên Mông và tích cực chuẩn bị. Các lộ của Đại Việt trong vòng chừng ấy nắm đã được lệnh sắm sửa chuẩn bị các loại vũ khí sắn sàng cho chiến tranh.
Các bến quân sự như Vạn Kiếp, Bình Than, Hàm Tử... đều đã được lệnh chuẩn bị đóng chiến thuyền. Cho đến trước khi chiến sự nổ ra ta đã có khoảng 3 ngàn chiến thuyền các loại.
Về các chủng quân trên bộ, chúng ta chủ yếu sử dụng bộ binh và tượng binh, kị binh ít được nhắc tới. Thủy quân chúng ta có các loại thuyền chuyên chở, có thể chở được đến 100 quân, còn thuyền trực tiếp chiến đấu thường là thuyền cỡ trung bình, chở được 25 lính và đội chèo. Thuyền di chuyển bằng buồm và chèo.
Vậy sơ qua, phía quân ta có khoảng trên dưới 3 ngàn chiến chuyền các loại, 20 đến 30 vạn quân.



Tiếp tục về lực lượng phía Đại Việt, cơ bản quân đội gồm bộ phận quân triều đình và bộ phận quân của các vương hầu.

Quân triều đình, thì bao gồm quân cấm vệ và quân Tứ Thánh, Tứ Thiên và Tứ Thần. Cụ thể gồm các quân: Thiên gồm Thiên Thuộc, Thiên Cương; Thánh gồm Chương Thánh, Thánh Dực; và Thần gồm Củng Thần, Thần Sách. Mỗi hiệu quân gồm có tả quân và hữu quân, vậy tổng cộng có 12 quân các lộ chưa kể cấm vệ. Cũng theo ĐVSKTT và ANCL thì quân nhà Trần mỗi quân có 30 đô, mỗi đô lại gồm 80 người. Vậy mỗi lộ quân có khoảng 2400 lính, nên quân các lộ chỉ có xấp xỉ 3 vạn người. Tổng cộng cả cấm quân và quân các lộ chỉ khoảng gần 10 vạn, trong đó cấm quân thì luyện tập chu đáo, còn các lộ thì cũng thường.

Thân quân của các vương tự chiêu mộ: Nhà Trần từ tước vương thì mới được chiêu mộ lính. Thời bình, lực lược này không đông, chủ yếu họ là gia đinh, nông phu làm ruộng, và một số ít binh lính đảm bảo vấn đề trị an trong khu vực được phong. Chính vì vậy mà thời bình quân của các vương khá ít. Thời chiến, các vương hầu đều có quyền và gấp rút chiêu mộ binh sĩ, tự luyện tập để cùng hợp sức với quân nhà vua chống giặc. Chính vì thế con số cúa đội quân này mới lên nhanh như thế.

Về thuyền chiến bao gồm các loại thuyền chở lính để tham chiến trực tiếp; thuyền tải lương và cá loại thuyền phục vụ chiến đấu khác như thuyền dùng để làm hỏa công... Theo ĐVSKTT và VSTGCM thì khoảng giữa thế kỷ 13 (1240-1241), nhà vua đi tuần biên thùy phía bắc rồi nhân tiện đi sang cả đất Tống! Theo các tài liệu này: "Nhà vua thân đem quân chèo thuyền từ trại Vĩnh Bình qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, rồi cắm thuyền lại ở trong cõi đất ấy, chỉ đi bằng mấy chiếc thuyền Kim Phụng, Nhật Quang và Nguyệt Quang. Ban đầu, người ở châu ấy không biết tình hình thế nào, đều sợ chạy cả; lúc biết ra, họ mới giăng xích sắt ở giữa sông để ngăn cản đường thuỷ. Nhà vua sai nhổ lấy vài mươi chiếc neo bằng sắt đem về..."

Các loại thuyền được nêu tên trên đều được coi là thuyền nhỏ. Thiết nghĩ, nếu vua có đi thuyền nhỏ thì trên thuyền cũng có ít nhất cũng 25 đến 30 lính bảo vệ và hầu cận. Vậy nếu là thuyền lớn thì con số sẽ hơn nhiều, có thể chở đến 50 hoặc vài trăm lính. Tuy nhiên trong các cuộc thủy chiến thì loại thuyền được nhắc đến nhiều lại là loại Mông Đồng, chở được khoảng 25-30 lính, loại thuyền này có 2 đáy, dùng 23 tay chèo (ngoài số lính). Theo ĐVSKTT thì nó chạy ngược chạy xuôi nhanh như gió! Hơn nữa, như anh Nguyen Hoang nói, các cuộc chiến trên bộ thường dùng voi chiến, vậy chắc chắn sẽ có thuyền chở được voi chiến. Đời sau cũng có chuyện Trạng Lường cân voi bằng thuyền, vậy chuyện thời đó chuyên chở voi chiến bằng thuyền là dễ hiểu.

Lục quân: Lực lượng chủ yếu quyết định mặt trận là bộ binh. Kị binh có (thực ra có từ đời Lý) nhưng ít được nhắc đến. Một lực lượng nữa cũng có phần quan trọng trên mặt trận là voi chiến. Số lượng voi chiến tham gia các cuộc chiến đời Trần là không ít, vì các vương hầu đều có voi. Con số có thể đến hàng ngàn.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:33

Quân Nguyên Mông xâm lược được chia làm hai hướng, phía tây bắc và đông bắc tràn qua biên giới. Một cách quân nhỏ khác khoảng vài đến 5 vạn lính cũng xuôi theo đường từ Vân Nam qua Tuyên Quang tiến vào Đại Việt.
Sơ lược lực lượng các cánh quân như sau, theo thông tin từ cả Nguyên Sử lẫn sử ta:
- Cánh quân Vân Nam qua Tuyên Quang gồm một số quân Mông Cổ và Ô thoán, khoảng 2 vạn. Cánh này chủ yếu là kỵ binh và bộ binh, chạm trán với quân Trần Nhật Duật trước khi vào đến Thăng Long.
- Đạo chủ lực phía bắc do A Lý Hải Nha và Thoát Hoan chỉ huy, chia làm 2 hướng tiến vào phía Tây Lạng Sơn, giáp Cao Bằng và Đông Lạng Sơn giáp Quảng Ninh:
+ Cánh phía Tây của A Lý Hải Nha tiến qua Khâu Cấp, Khâu Lãnh vào Thất Nguyên nhưng bị quân của Phạm Hải Nhai chặn ở Khả Lan, Thất Nguyên. Cánh quân này có khoảng năm vạn lính, chủ yếu là bộ binh do 4 vạn hộ và một số tướng được A Lý Hải Nha trực tiếp đào tạo như bọn Triệu Tu Kỷ, Bolqadar, Astin, Taqai Sarusq, Kirslo, Nghê Nhuận... chỉ huy.
+ Cánh phía đông qua đường Tư Minh rồi vào Vĩnh Bình, phía giáp giới Lạng Sơn và Quảng Ninh do 2 vạn hộ và một số tướng lĩnh như Tatartai, Lý Băng Hiến, Trình Bằng Phi, Tôn Hựu chỉ huy khoảng 3 vạn quân tiên phong, còn đại quân hơn 30 vạn lính do Thoát Hoan chỉ huy tiến tiếp theo.
- Cánh quân gọn kìm phía Nam do Toa Đô tiên chiếm Chiêm Thành theo đường thủy từ tháng 11 năm 1282. Chỗ này sách ĐVSKTT chép nhầm vì Toa Đô chỉ đem theo khoảng 5000 đến 1 vạn quân theo đường thủy vào Chiêm Thành, chứ không phải 50 vạn quân theo đường bộ qua Lào như ĐVSKTT nói.

Trong khoảng từ 1282 đến 1284, Toa Đô đã 3 lần được Hốt Tất Liệt chi viện, Ô Mã Nhi đã chi viện cho y khoảng 5 vạn quân trong các lần ấy. Sau khi được lệnh kéo ra bắc hợp binh với Thoát Hoan thì do có thêm quân Nguyên từ các châu Ô, Lý, quân Toa Đô lên đến khoảng 5 vạn lính, vài trăm chiến thuyền!


Quân Nguyên được tổ chức cơ bản theo cơ cấu của đạo quân Mông Cổ đã từng làm mưa làm gió dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã rất khéo léo trong việc kết hợp giữa lực lượng quân Mông Cổ nguyên gốc và quân bản xứ để tạo thành đạo quân hỗn hợp, trong đó nòng cốt là kỵ binh Mông Cổ. Chính sườn thép là các đơn vị kỵ binh này đã giúp cho yếu tố kỷ luật trong đạo quân hỗn hợp được đảm bảo. Mặt khác, cùng với sự luyện tập và thanh lọc, đạo quan này cũng được nâng cao về yếu tố kỷ thuật chiến đấu để trở thành một đạo quân tinh nhuệ. Mặc dù không hẳn là đạo quân bách chiến bách thắng đã tung hoành trên già nửa châu Âu và gần hết châu Á của Thành Cát Tư Hãn, nhưng đạo quân hỗn hợp của các đại Hãn con cháu ông ta cũng hết sức tinh nhuệ, tinh thần chiến đấu cao, có kỷ luật ghê gớm.

Đến khi Mongke và sau đó là Khubilai (hay Quibilai - Hốt Tất Liệt) hoàn tất việc chinh phục toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên, thì đạo quân Mông Cổ tiếp tục được chia đến các đạo và kết hợp với binh lực bản xứ, tạo nên quân đội nhà Nguyên với số lượng khổng lồ (đến cả triệu quân) và mức độ tinh nhuệ cũng rất cao. Hầu hết các tướng lĩnh của dạo quân này vẫn là các viên tướng dày dạn trận mạc, lập nhiều quân công và một số không nhỏ đã theo Thành Cát Tư Hãn trường chinh trên cả châu Á và châu Âu.
Về bản thân Hốt Tất Liệt (Quibilai), là em của Mongke, người đã chết trong khi chinh phục Nam Tống, cũng là một con người đầy tham vọng. Tuy nhiên, không giống như các bậc cha chú và những người em họ, người cháu nội của Thành Cát Tư Hãn này hướng về phía đông và muốn thâu tóm toàn bộ khu vực Đông Á như Trung Quốc, bản đảo Triều Tiên, Nhật Bản và Đông Nam Á! Ông ta tách khỏi tham vọng chinh phục Ấn Độ và châu Âu của những bậc tiền bối và những người anh em họ.

Trong cơ cấu quân đội Mông Cổ, các đạo quân được phiên chế thành các đội 10 người, với chỉ huy gọi là Thập phu trưởng; 10 đội như vậy có 100 người, gọi là bách phu đội, chỉ huy gọi là Bách phu trưởng; 10 bách phu đội lập thành Thiên phu đội, chỉ huy gọi là Thiên phu trưởng. Chức chỉ huy từ Thiên phu trưởng trở lên thì được chọn rất kỹ càng, thường thì đích thân Hãn phải chọn lựa. Các cấp chỉ huy này phải thể hiện được sự trung thành, tính kỷ luật, đầu óc chiến thuật và điều động binh lính, cũng như sức lực và tài võ nghệ. 10 Thiên phu đội lại được lập thành 1 vạn phu đội, gồm 1 vạn quân, cấp chỉ huy là vạn phu trưởng. Ngoài quân chính quy, vạn phu đội được biên chế thêm một số phu phen phục dịch, cùng lực lượng hậu cần. Với lực lượng đến 1 vạn quân, tương đương cấp sư đoàn ngày nay, vạn phu trưởng thời đó cũng có quyền lực tương tự một tư lệnh chiến trường, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hướng tấn công và đạo quân của mình. Vạn phu trưởng thường được đích thân Đại Hãn chọn từ các hoàng thân, hoặc các tướng lĩnh thân tín và có nhiều quân công, hoặc được đích thân Hãn lựa chọn và đào tạo từ nhỏ!
Sau khi bình định toàn cõi Trung Hoa, Hốt Tất Liệt đã chuyển các chức Vạn phu trưởng sang thành các tước hầu với những đặc ân, ngoài quân quyền. Do đó ở nhà Nguyên, vạn phu trưởng được gọi là vạn hộ hầu. Trong lần tấn công Đại Việt vào năm 1285, trong đạo quân Nguyên Mông có để cả chục vạn hộ hầu, và một số không ít trong bọn chúng đã bỏ mạng!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime10.09.09 1:34



Sau khi chiếm xong trọn vẹn Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đã ngay lập tức chuẩn bị gấp rút cho các cuộc viễn chinh bằng thủy quân. Các tướng lĩnh thủy binh Nam Tống thua trận đã được trọng dụng. Về phần các tướng Nam Tống, ngoài một số quả cảm đã chiến đấu và chết trận trong một loạt các chiến dịch Tương Dương, Phàn Thành, Nhai Sơn... cùng với khoảng vài chục tướng nhảy xuống biển theo Lục Tú Phu và vua Nam Tống (theo Nguyên Sử thì có khoảng 10 vạn binh lính, dân chúng, quan lại trong đó khoảng hơn 10 tướng lĩnh và quan lại cao cấp nhảy xuống biển chết trong vòng 1 tuần lễ) thì hầu hết quân đội và tướng lĩnh đã đầu hàng. Giải thích cho điều này có lẽ là sự suy yếu của nhà Nam Tống kéo dài đã từ lâu, trước khi Mông Cổ đánh thì họ đã bị nhà Kim chiếm mất phần phía bắc, nên mới phải dời về nam. Cơn hấp hối quá lâu cùng với một sự đan xen giữa các tộc người, nhiều triều đình trên cùng một lãnh thổ trong thời gian dài đã làm cho tinh thần dân tộc cũng như ý thức chống ngoại xâm của tướng lĩnh Nam Tống yếu hẳn, và các tướng lĩnh đã đầu hàng Mông Cổ một cách khá dễ dàng.

Vua Nguyên đã khéo léo vận dụng đám bại tướng này, đặt dưới thiết chế quân đội Mông Cổ và đã tạo ra một lực lược hải quân, thủy quân khá hùng hậu vào lúc đó! Các tướng lĩnh thủy quân Nam Tống được trọng dụng, có người lên đến tước Vạn hộ, và cũng đã có nhiều đóng góp cho đạo thủy quân của quân Nguyên. Các kiểu chiến thuyền lớn, chở đến hàng trăm thủy thủ và binh lính, có thể đặt máy bắn đá và tác chiến công thành ngay từ chiến thuyền đã trở thành phổ biến trong đạo thủy quân này. Để chuẩn bị cho việc tấn công Đại Việt, nhà Nguyên đã sai đóng mới đến 500 chiến thuyền, chưa kể các thuyền lớn vận tải lương thực. Sử ta lẫn Nguyên sử đều đã nghi lại, khi nghe tin triều đình nhà Trần rút về Thanh Hóa, Thoát hoan đã lập tức sai 60 thuyền chiến đuổi theo.


[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Kentoshiship800x537

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 Mongolshiptakashima800x
Chiến thuyền Nguyên Mông



Theo như Nguyên Sử ghi lại thì riêng trong trận chiến đánh chiếm Hàng Châu, quân Mông Cổ chiếm được gần 3000 thuyền của Nam Tống. Các thuyền nói trên dài đến 70m, rộng đến 20, chở được đến vài trăm người. Trên các chiến thuyền lớn này đặt các máy bắn đá, và một loại hỏa khí mà sử sách nhà Nguyên dịch là súng cối (? thấy dịch nghĩa là Mortar, chắc chỉ là một ống nổ mà thôi, có hình tham khảo ở dưới). Thủy binh nhà Nguyên hầu hết đều là quân Nam Tống cũ, tuy nhiên được đặt dưới kỷ luật và sự điều động, chỉ huy của các tướng lĩnh Mông Cổ, nó trở nên lợi hại và tinh thần chiến đấu khá cao!

Lực lượng tinh nhuệ nhất trong quân đội Nguyên Mông vẫn là các kị binh Mông Cổ, bao gồm các chiến binh Tarta đã chinh phạt trên khắp các chiến trường Âu Á, cùng với những lực lượng tinh nhuệ nhất từ các dân tộc bị chinh phục.
Với trang bị giáp nhẹ, cung tên, trường thương, đao ngắn, kiếm, họ trở thành những đạo quân rất cơ động, phục vụ tối đa cho chiến thuật hit-and-run. Họ rút lui rất nhanh khi không có lợi thế, và lập tức quay lại phản kích khi đối phương rút lui. Họ xuất hiện bất ngờ, trút mưa tên vào hai bên sườn các đoàn quân đối phương để dọn cỗ, sau đó kỵ binh nặng lao vào tấn công đội hình đối phương hỗn độn. Chính sự linh hoạt, cơ động này cùng với tính kỷ luật và đầu óc chỉ huy của các tướng lĩnh đã làm nên sức mạnh gần như vô địch của đạo quân Mông Cổ. Trong cuộc tấn công Đại Việt, tất cả các đạo quân trong lục lượng khổng lồ 50 vạn này đều có bộ khung là các đội kỵ binh Mông Cổ làm nòng cốt. Một ý đồ rất rõ ràng của bộ sậu chỉ huy Nguyên Mông là phát huy tối đa sức mạnh, tính kỷ luật, chiến thuật của đạo quân này để đập nát quân chính quy của Đại Việt, nếu như họ có thể tác chiến theo kiểu trận địa thông thường!
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 _
PostSubject: Re: [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2   [Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2 I_icon_minitime

Back to top Go down
 

[Sự kiện] Kháng chiến chống Nguyên lần 2

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam :: Nhà Trần★陳朝-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Forumotion's free forums | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com