♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 NSƯT Thanh Nga

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:25

Theo_VTC
NSƯT Thanh Nga Eslpjk
NS Thanh Nga trong vai hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu
trong "Gió ngược chiều" của soạn giả Năm Châu

Hình ảnh xinh đẹp, dịu dàng của cố NS Thanh Nga vẫn còn in đậm trong trí nhớ của nhiều người. Đó là một người con gái tài hoa, có nhan sắc, con của chủ đoàn hát nổi tiếng nhưng rất mực khiêm cung và hiền lành, lúc nào cũng hòa đồng với tất cả mọi người trong đoàn hát.

Ông Huỳnh Công Minh, tác giả của hơn 200 bức ảnh chụp riêng Thanh Nga ở đoàn Thanh Minh luôn nhớ về cô gái nhỏ khi chưa được mẹ (bà bầu Thơ - chủ đoàn Thanh Minh) cho ra sân khấu, luôn hòa vào những người làm hậu đài, những người chuyên đóng vai tì nữ hoặc lính để chạy ra chạy vào sân khấu. Bà bầu Thơ muốn tập tành cho con gái dạn dĩ với sân khấu trước khi cho con theo nghề.

Vào vai Sơn Nữ Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới khi 15 tuổi, Thanh Nga đã làm giới mộ điệu cải lương Sài Gòn sửng sốt trước tài sắc xuất chúng, chị giành luôn Huy chương Vàng giải triển vọng Thanh Tâm vào năm 1958.

NSƯT Thanh Nga 347zpzp
Vai Sơn Nữ Phà ca trong "Người vợ không bao giờ cưới"
của soạn giả Kiên Giang - Phúc Quyên. Từ trái qua: Hoàng
Giang - Hữu Phước - Thanh Nga

Hai năm sau, khi Gió ngược chiều ra mắt, trong vai hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu, Thanh Nga càng làm công chúng tin sân khấu cải lương miền Nam đã có được cô đào tài sắc song toàn.

Trong số gần 200 bức ảnh mà tác giả Huỳnh Công Minh trao tặng cho Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ, trên 70 bức đã được trưng bày tại Nhà hát Bến Thành (quận 1, TP.HCM) cho công chúng thưởng lãm. Ở đó, Thanh Nga hóa thân vào nhiều loại vai trong các tuồng cổ trang, tâm lý xã hội như: Người vợ không bao giờ cưới, Gió ngược chiều, Mưa rừng, Đất ma, Ánh nắng chiều xưa, Con trai người ăn mày, Đoạn tuyệt, Hận tình Vương Nữ, Đời cô Lựu, Lan và Điệp…

Qua những bức ảnh, công chúng cũng có dịp nhìn lại những tài danh cải lương trong hai thập niên 50 và 60 như: Phùng Há, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Thành Được, Tám Vân, Thanh Tú, Kim Cúc, Hoàng Giang, Thanh Thanh Hoa, Ngọc Giàu… Đó là những nghệ sĩ tài năng mà cho đến hôm nay vẫn được nhiều khán giả nhớ đến.

NSƯT Thanh Nga Riaohz
NS Thanh Nga nhận HCV giải Thanh Tâm năm 1958.
Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn

Tác giả Huỳnh Công Minh là người từng sống trong đoàn hát Thanh Minh từ những năm 1954 đến năm 1965, được bà bầu Thơ trả tiền để chụp ảnh Thanh Nga độc quyền. Trên 200 tấm có hình ảnh Thanh Nga đang lao động nghệ thuật đã trở thành một gia tài lớn với người chuyên chụp ảnh sân khấu như ông.

Khi ý định triển lãm ảnh Thanh Nga vào cuối năm trước chưa được thực hiện, ông đã đến Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ trao tặng gần như toàn bộ “gia tài” của mình. Tác giả Huỳnh Công Minh cho biết: “Một mình tôi giữ thì chỉ một mình tôi biết, cùng lắm là có thêm một số bạn bè cùng thời. Tôi muốn chia sẻ những hình ảnh của Thanh Nga để công chúng có thể biết thêm về người nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc này cùng các nghệ sĩ cùng thời với cô”.

Quả thật, không dễ dàng gì tìm lại hình ảnh trẻ trung của NSND Phùng Há qua vở Đời cô Lựu, Tìm hạnh phúc; của Út Trà Ôn qua Em Chẳng về Tàu, Chén cơm Đô Thành; Hữu Phước qua Người vợ không bao giờ cưới, Con gái trời cho đẹp, Hẹn anh giờ chót; Thành Được trong Đoạn tuyệt, Lan và Điệp… Chính vì thế, triển lãm ảnh NS Thanh Nga đã mang lại nhiều cảm xúc khó tả cho người xem.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:25

Một số bức ảnh tiêu biểu đang triển lãm tại Nhà hát Bến Thành:

NSƯT Thanh Nga Dzfewk
Trong vở "Tìm hạnh phúc" (soạn giả Năm Nở). Từ trái sang:
Năm Nở - Kim Cúc - Thanh Nga - Phùng Há - Ba Vân


NSƯT Thanh Nga 2r5uk3n
"Đời cô Lựu" (soan giả Trần Hữu Trang): Hoàng Giang
- Thanh Nga - Phùng Há - Hữu Phước


NSƯT Thanh Nga 9u4ux1
"Con trai người ăn mày" (soạn giả Phương Linh): Minh Điển
- Hoàng Vân - Hữu Thừa - Thanh Nga - Út Trà Ôn - Hoàng Giang


NSƯT Thanh Nga 2vskf9k
"Chén cơm Đô Thành" (soạn giả Năm Nghĩa): Bảo Quốc
- Thanh Nga (hàng quỳ)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:26

NSƯT Thanh Nga 2q898us
"Chuyện tình 17" (soạn giả Nguyễn Phương):
Thành Được - Thanh Nga


NSƯT Thanh Nga 2hdpjjs
"Con gái chị Hằng" (soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng):
Tám Vân - Thanh Nga - Hữu Phước


NSƯT Thanh Nga 4jxlz9
"Hận tình vương nữ" (soạn giả Tuấn Khanh):
Thanh Nga - Thanh Tú


NSƯT Thanh Nga 3589idv
"Phu tử tùng tử" (Hà Triều - Hoa Phượng): Thanh Tú
- Thanh Nga - Hương Lan - hề Kim Quang - Hữu Phước


NSƯT Thanh Nga P2628
"Người về từ cửa biển" (Phương Linh):
Thanh Nga - Út Trà Ôn (người bên phải)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:38

Theo GIAO HƯỞNG - Thanh Niên
Bí mật cái chết của Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga

Cách đây hơn 30 năm, vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã bị kẻ lạ mặt dùng súng sát hại vào khoảng hơn 11 giờ đêm 26-11-1978 ngay trước cửa nhà trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM).

NSƯT Thanh Nga 30cwwb8
Nghệ sĩ Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga E9jcsh
Thanh Nga và mẹ (bà Bầu Thơ) -
Ảnh: Huỳnh Công Minh

Cái chết đột ngột của nữ nghệ sĩ tài hoa Thanh Nga đã gây bàng hoàng, thương tiếc và bàn tán xôn xao trong giới nghệ sĩ sân khấu cũng như khán giả ái mộ trong và ngoài nước.

Ngay sau án mạng, hai vợ chồng Thanh Nga được chở đi cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn, nhưng đến nơi cả hai đều đã tử vong. Cuộc khám nghiệm tử thi được tiến hành ngay trong đêm ấy. Báo cáo của nguyên đội trưởng đội trọng án Phòng cảnh sát hình sự Võ Tấn Thành như sau: "Thanh Nga 36 tuổi, thân hình đẹp, hoàn mỹ giống như hoa hậu thời nay, vú trái gần vết thương bị trúng đạn, nằm như người ngủ, sắc mặt vẫn tươi đẹp (vết đạn không xuyên ra sau lưng). Phạm Duy Lân, chồng Thanh Nga, 56 tuổi, người cứng cáp, to bự gấp đôi Thanh Nga, cũng bị một vết thương ở ngực trái (vết đạn xuyên thẳng từ hướng tim ra sau lưng)".

Dù được khám nghiệm rồi, nhưng sớm hôm sau 27-11, Phó giám đốc Sở Công an TP.HCM lúc bấy giờ là đại tá Cáp Xuân Diệm (về sau làm Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Nội vụ) ra lệnh khám nghiệm lại tử thi hai vợ chồng Thanh Nga một lần nữa. Lần này, khi giở tấm vải đậy lên, thấy thân hình Thanh Nga vẫn mềm dịu bình thường, còn Phạm Duy Lân tay chân đã cứng.

Song lúc bấy giờ trời đã sáng, dân chúng hay tin Thanh Nga bị bắn chết tập trung khá đông quanh Bệnh viện Sài Gòn để nghe ngóng hư thực thế nào và theo ông Võ Tấn Thành lúc ấy "đáng lý phải giải phẫu tử thi để biết được chính xác đường đạn đi đến đâu, nhưng vì tình cảm ngưỡng mộ của gia đình, dân chúng và vì trinh sát có tâm hồn (trân trọng nghệ sĩ) và yêu thích nghệ thuật cải lương nên đã... không giải phẫu".

Việc ấy về sau bị phê bình tại hội thảo vụ án Thanh Nga do Tổng cục Cảnh sát nhân dân tổ chức vào 17 năm sau đêm ám sát trên, tức năm 1995, rằng: "Không cởi quần áo để khám nghiệm như vụ án Thanh Nga là thiếu sót, mặc dầu là chưa có hại lớn nhưng như vậy làm sao thu thập đầy đủ để xác định và phát hiện tính chất của tội phạm?". Tuy vậy qua đó cũng bộc lộ sự ái mộ của mọi giới đối với một tài hoa sân khấu như Thanh Nga.

Sau khâm liệm, nhập quan, linh cữu vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga được quàn tại trụ sở Hội Văn nghệ (số 81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM hiện nay), nườm nượp người đến viếng. Ngày đưa tang, hàng vạn văn nghệ sĩ và đồng bào các giới đã có mặt tại địa điểm trên để đưa Thanh Nga đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Chùa Nghệ sĩ - Gò Vấp, cách đó khá xa. Đó là đám tang lớn nhất trong giới nghệ sĩ lúc bấy giờ.

NSƯT Thanh Nga 2v990zd
Thanh Nga trong vai sơn nữ Phà Ca (năm 15 tuổi)

Vậy Thanh Nga được ngưỡng mộ bắt đầu từ những "dấu ấn" nào? Có thể nhắc đến bước ngoặt trong đời hoạt động sân khấu của Thanh Nga là lúc được trao giải Thanh Tâm năm 16 tuổi (1958). Giải này do ký giả Trần Tấn Quốc sáng lập và các nhà nghiên cứu phê bình sân khấu, các soạn giả, diễn viên uy tín tham gia chấm giải.

Người trúng giải phải là người hát hay diễn giỏi (thanh), có ngoại hình đẹp (sắc) và có đức hạnh. Chính Thanh Nga được ban giám khảo cho số điểm cao nhất theo các tiêu chuẩn trên và cũng là người đầu tiên đoạt giải Thanh Tâm (các nghệ sĩ được trao giải tiếp theo, có thể kể: Lan Chi, Hùng Minh, Bích Sơn, Ngọc Giàu, Thanh Thanh Hoa, Ngọc Hương, Ánh Hồng, Bạch Tuyết, Kim Loan, Trương Ánh Loan, Diệp Lang, Thanh Tú, Lệ Thủy, Thanh Sang, Bo Bo Hoàng, Thanh Nguyệt, Phượng Liên, Phương Quang, Mỹ Châu, Ngọc Bích, Bảo Quốc, Phương Bình... (theo Địa chí Văn hóa TP. HCM, nhiều tác giả, do Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên). Được vậy là do vai diễn của Thanh Nga trong vở Người vợ không bao giờ cưới (soạn giả: nhà thơ "hoa trắng thôi cài trên áo tím" Kiên Giang và Phúc Quyên) với vai sơn nữ Phà Ca do bà Bầu Thơ của đoàn Thanh Minh quyết định đưa lên sân khấu.

Bà Bầu Thơ (Nguyễn Thị Thơ) là mẹ ruột của Thanh Nga (và danh hài Bảo Quốc). Chính bà đã đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp nghệ thuật của Thanh Nga, đưa Thanh Nga lên sân khấu lần đầu tiên lúc mới lên bảy tuổi với vai Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa. Ngay vai diễn này Thanh Nga đã được chú ý, một số vai "đào con" tiếp theo trong các vở Đứa con hai dòng máu, Phận trẻ lạc loài, Hồi trống Văn Lâu, Biên thùy nổi sóng... cũng được nhiều người trong giới nghệ sĩ đương thời tiên đoán sẽ là diễn viên gạo cội tương lai.

Điều đó được chứng thực qua vai sơn nữ Phà Ca trên. Tuy nhiên, việc đảm nhiệm vai ấy không suôn sẻ từ đầu, vì bà Bầu Thơ trước khi cho con gái nhập vai, đã đắn đo nhiều, vì đây là vai của một người tình đau khổ, nhiều bi ai. Và cũng bởi bà nghe một số ý kiến bên ngoài cho rằng không nên đưa con gái cưng nhất của mình chưa trưởng thành (mới 15 tuổi) lên sân khấu với vai một người tình và là "người vợ không bao giờ cưới" như Phà Ca e sẽ là "điềm" xui xẻo về sau.

Song cuối cùng, bà Bầu Thơ cũng đã quyết định đưa Thanh Nga vào vai. Bà đã không lầm, vì Thanh Nga đóng rất đạt, người hâm mộ đến xem ở rạp Nguyễn Văn Hảo (Sài Gòn) đông nghẹt, rất nhiều xuất bán hết vé, không còn chỗ ngồi.

Nổi tiếng từ đó, đến nỗi khi Thanh Nga ra đường gặp không ít người ái mộ nhận mặt và đọc mấy câu thơ trong vở diễn, để tỏ niềm ưu ái với người nhập vai sầu muộn kia: "Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn?".

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:44

Một trong những người được lấy lời khai sớm nhất trong vụ án Thanh Nga là anh Nguyễn Văn Các, năm ấy 34 tuổi, nhà ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, là người của Đoàn cải lương Thanh Minh, được bà Bầu Thơ giao nhiệm vụ đi theo bảo vệ Thanh Nga và cùng ngồi trên "chiếc xe định mệnh".

NSƯT Thanh Nga 9qwme8
Nghệ sĩ Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga Dptmom
Nghệ sĩ Thanh Nga trong một vở diễn

Anh Các đã trình bày đại ý như sau:

- Như thường lệ, khoảng 17 giờ 30 ngày 26-11-1978 tôi đến nhà nữ nghệ sĩ Thanh Nga và cùng lên xe ô tô với Thanh Nga và chồng của chị là ông Phạm Duy Lân. Trên xe còn có con trai của họ là cháu Phạm Duy Hà Linh còn nhỏ, đến rạp hát Cao Đông Hưng ở quận Bình Thạnh để diễn vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Khi đến rạp, xe đậu ở bên kia đường, đến khoảng 22 giờ đêm thấy buổi diễn sắp xong, tôi ra lại xe để lau chùi thì có một cô gái mặt nhiều tàn nhang bán cóc, ổi bên lề đường cho biết hồi tối đến giờ có hai thanh niên đi xe Honda qua lại nhiều lần để dòm biển số xe này.

Tôi trả lời xe mua có giấy tờ đàng hoàng, nhìn làm gì! Nói xong, tôi quay vào rạp mang thêm đồ đạc của Thanh Nga ra. Cùng lúc đó, người bà con với Thanh Nga tên là Hạnh đã bồng cháu Phạm Duy Hà Linh (tên thường gọi ở nhà là Cúc Cu) từ rạp hát ra. Tôi dặn Hạnh trông chừng xe đừng cho ai phá và coi cháu Linh để vào khuân những thứ còn lại luôn. Khoảng nửa giờ sau, buổi diễn kết thúc, khán giả lần lượt ra về, nhưng vẫn còn một ít người hâm mộ đứng lại quanh xe để nhìn mặt nghệ sĩ Thanh Nga, tôi thấy chuyện ấy là chuyện bình thường nên không để ý gì, duy trong lòng chỉ còn hơi băn khoăn về hai người lạ mặt nhìn số xe nhiều lần trong tối đó.

Vì thế dầu xe đã nổ máy, tôi vẫn đi bộ một đoạn ngắn để dẹp đường trước, rồi mới mở cửa xe ngồi cạnh ông Lân, chị Thanh Nga và con ngồi phía sau. Xe chạy qua vùng Bà Chiểu, quẹo đường Đinh Tiên Hoàng về hướng trung tâm Sài Gòn, trên đường đi tôi nói chuyện có người nhìn số xe hồi nãy cho chị Thanh Nga nghe, chị bảo: chắc là họ nhìn để dịp nào tiện thì đến thăm hỏi đó thôi, còn anh Lân im lặng không nói gì trong khi xe lăn bánh qua cầu Bông...

Suốt chặng đường còn lại, họ không hề biết có hai tên giết người đang chờ họ ở ngã sáu Sài Gòn, gần khu vực tượng Phù Đổng, với khẩu súng lận trong lưng, lên đạn sẵn, đang chăm chăm chờ đợi "chuyến xe cuối cùng" chở nghệ sĩ Thanh Nga vòng cua vào đường Ngô Tùng Châu cũ (Lê Thị Riêng, Q.1) để bám theo. Về tới nhà, Các xuống trước để mở cổng cho xe vào.

Xe vừa dừng, cổng nhà chưa kịp đóng, bỗng một xe Honda nam màu đen ở đâu sà tới, phanh gấp, đậu trước cổng, một người lạ mặt trên xe nhảy xuống, chĩa súng vào gáy Các đe dọa: "Đứng im, mày la tao bắn chết", rồi tống Các một đạp ngã chúi, úp mặt vào trong xe ở phía trước, bên phải. Các có cảm giác bị kẻ lạ mặt dùng đệm gối tì vào lưng, buộc nằm im. Các nghe ông Lân nói: "Các ông muốn gì, vợ chồng tôi cũng chịu hết, miễn đừng bắt con tôi", không thấy trả lời, thay vào đó là một tiếng nổ và giọng ông Lân yếu ớt tuyệt vọng:

"Các ơi ! Cậu Ba bị bắn rồi!". Tiếp đó là tiếng của nghệ sĩ Thanh Nga: "Các ông có bắn thì bắn chết tôi đi, chứ đừng bắt con tôi". Câu nói ấy được lặp một lần nữa vào mấy giây sau đó và cũng không nghe tiếng người trả lời, mà đáp lại là một tiếng nổ. Cuối cùng, Các kể:

- Sau hai tiếng nổ ấy, tôi nghe giọng cháu Cúc Cu gọi ba ơi, má ơi và một giọng khác của người lớn, ngắn gọn: "Thôi đi!". Liền đó tôi có cảm giác như mình không bị đè nữa nên đứng dậy ngoái nhìn và thấy hai bóng người, một tên leo lên xe Honda nổ máy, tên còn lại vừa đi giật lùi ra cổng, vừa chĩa súng về phía tôi, cả hai vội vã lên xe chạy ngược đường Ngô Tùng Châu ra phía ngã sáu Sài Gòn mất dạng.

NSƯT Thanh Nga 15s2103
Từ trái sang: Thanh Nga - Hữu Phước - Thành
Được trong vở Con gái chị Hằng


Chỉ kịp thoáng thấy tên cầm súng mặc áo màu gạch tôm, quần đen, nói giọng Nam và da ngăm ngăm đen, tóc để dài, người cao cao. Tên còn lại dáng người thấp hơn, mặc áo màu lam nhạt. Cả hai cỡi xe Honda đen, bình xăng màu trắng. Những tin tức đầu tiên liên quan đến vụ sát hại cũng được thu thập nhanh chóng, trong đó có ghi nhận của hai cô học trò Lương Thị Thu 19 tuổi, và Lương Thị Bích, chị của Thu, khuya hôm ấy vẫn còn thức học bài ở ngôi nhà đối diện bên kia đường với nhà của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.

Cả hai cô cho biết khoảng 23 giờ thấy xe hơi chở vợ chồng Thanh Nga về, sau đó mấy phút nghe có tiếng nổ và tiếng khóc của con nít, rồi thêm một tiếng nổ tiếp theo nữa, trên lầu nhìn xuống thấy hai người leo lên xe Honda màu đen phóng đi vội vã, về sau mới biết vừa xảy ra án mạng.

Nhận định tính chất vụ án, thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, Phó tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Nội vụ, Trưởng ban chuyên án vụ án Thanh Nga ở thời điểm đó, đã đề cập đến ba khả năng dẫn đến việc sát hại vợ chồng Thanh Nga, gồm :

1. Khả năng về chính trị: là do lúc đó Đoàn cải lương Thanh Minh đã diễn một số vở tuồng có nội dung yêu nước, nữ nghệ sĩ Thanh Nga lại biểu diễn xuất thần các vai trong các vở ấy, nên có thể bị lực lượng phản cách mạng nào đó, hoặc đặc vụ gián điệp nước ngoài sát hại?

2.Khả năng về cạnh tranh nghề nghiệp, hoặc thanh toán nhau vì mâu thuẫn trên tình trường: do quyền lợi và danh tiếng giữa các đoàn hát, hoặc do cạnh tranh tài năng giữa các nghệ sĩ, mà dẫn đến bi kịch trên? Hoặc có thể do tư thù mâu thuẫn sâu sắc và âm thầm về quan hệ tình yêu và tình tài nào đó, đặc biệt là với những người tình cũ của Thanh Nga?

3. Khả năng về việc bắt cóc cháu Cúc Cu 5 tuổi để tống tiền: nhưng không thành, dẫn đến nổ súng giết người?

Ba khả năng nói trên đã được cấp thời trình bày trực tiếp (kèm theo báo cáo diễn biến của vụ án) cho Bí thư Thành ủy TP.HCM lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt và được yêu cầu: "Cái chết của Thanh Nga đã gây xúc động mạnh đối với giới văn nghệ sĩ cũng như đồng bào, nhất là trong bối cảnh chính trị đang diễn ra phức tạp, nên ngành công an phải tập trung lực lượng để phát hiện ra kẻ phạm tội nhằm trừng trị đúng quy định pháp luật, càng sớm càng tốt". Triển khai yêu cầu trên, ngoài Nguyễn Văn Các, người thứ hai bị liệt vào "7 đối tượng hiềm nghi" là một thợ chụp ảnh, được ra lệnh bắt khẩn cấp, là ai?
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:50

Như đã viết, người thứ hai bị bắt khẩn cấp trong vụ án Thanh Nga là một thợ chụp ảnh tên T.T.B. Trinh sát phát hiện anh ta có mặt rất sớm trong giờ liệm nghệ sĩ Thanh Nga vào sáng 27-11-1978 tại Bệnh viện Sài Gòn với chiếc máy ảnh lúc nào cũng trên tay.

NSƯT Thanh Nga Euhag5
Nghệ sĩ Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga 30w585k
Thanh Nga trong vở Gió ngược chiều

Trong lúc người ta xé vải để liệm và tiếng khóc của tang quyến đầy phòng liệm, thì rất nhiều lần anh ta đưa máy lên chụp cảnh tang tóc ấy. Tới khi linh cữu vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga được đưa về quàn tại số 81 Nguyễn Văn Trỗi (nay là Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM) anh ta cũng túc trực bên quan tài Thanh Nga dù chẳng ai yêu cầu. Hỏi ban tổ chức lễ tang cũng như người nhà Thanh Nga, không ai biết anh từ đâu đến và tên gì. Cứ thế, anh ta có mặt và chụp hình tự nguyện. Một lần, khi anh ta đưa máy lên bấm, cháu Cúc Cu đứng gần đó bỏ chạy và la lên: "Ông này xạo, đã bắn ba má mà còn làm bộ".

Câu nói của Cúc Cu khiến trinh sát càng để tâm đến anh ta. Họ theo dõi thấy anh ta đến một tiệm ảnh trên đường Lê Lợi, quận 1, rửa ảnh và mang đến nhà bà Bầu Thơ giao, có bức không lấy tiền. Ở đó, cháu Cúc Cu từ trên lầu đi xuống thấy anh ta cũng lại bỏ chạy, càng làm tăng thêm nghi vấn sẵn có. Để thử, cơ quan điều tra cho chụp hình nhiều người để đưa cho Cúc Cu nhận mặt. Cháu vẫn chọn đúng anh chụp hình này, rồi dùng kéo cắt vụn ảnh ra và bảo: Ghét lắm!

Qua các chi tiết đã có, trinh sát đến nhà hai nữ sinh Thu và Bích đối diện với nhà Thanh Nga để thuyết phục các cô đi đến tiệm mà anh ta đang hành nghề (ở đường Lê Lợi), giả vờ làm khách hàng để gặp gỡ tận mặt, nhận diện. Sau đó, một cô bảo: "Trông anh chụp ảnh có dáng người giông giống với tên cầm súng đã bắn Thanh Nga đêm nọ".

Bị bắt, lúc đầu T.T.B còn ấp úng, về sau khai thật rằng, trong buổi tối 26-11, khoảng thời gian xảy ra vụ thảm sát vợ chồng Thanh Nga, anh ta đến ngủ với người tình ở chung cư H., không tiện nói tên. Sau đó, cơ quan điều tra phải mời "cô ấy" của T.T.B đến để hỏi thêm. Tách hai người ra và đối chiếu lời khai thì thấy nội dung trùng khớp. Trinh sát lại đến tận nơi dọ hỏi hàng xóm khu vực chung cư H., mọi người đều công nhận đêm đó anh thợ chụp hình B. có mặt ở "tổ ấm" kia, đến mờ sáng mới đi ra.

Cơ quan điều tra biết chắc T.T.B không phải thủ phạm, còn việc cháu Cúc Cu mỗi lần thấy B. đưa máy ảnh lên "đèn lóe sáng, cháu thấy như ánh lửa lóe ra từ họng súng nên hốt hoảng bỏ chạy và ngộ nhận B. là kẻ sát nhân, chứ sự thật không phải như cháu Cúc Cu đã nói". Vì vậy, anh thợ chụp ảnh T.T.B được trả tự do và tên anh được loại khỏi vòng nghi vấn. Bấy giờ cuộc điều tra lại hướng đến những người có liên quan mật thiết đến đời sống tình cảm cũng như quan hệ hôn nhân trước kia của Thanh Nga.

NSƯT Thanh Nga Xgjl1l
Thanh Nga (bìa phải) năm 12 tuổi (1954), trong Đội Ca múa của đoàn Thanh
Minh

Trong số đó, cơ quan điều tra đặc biệt chú ý nghệ sĩ Thành Được, ông Nguyễn Minh Mẫn và một nữ đồng nghiệp khác của Thanh Nga (xin không nêu tên) đang có tên tuổi lúc bấy giờ trên sân khấu miền Nam.

Thêm vào danh sách có: Phước tây lai (Chánh Hồng Phước), Trần Phương Quốc (độc thân, không gia đình, nương thân ở chùa Phật Quang - Bình Thạnh). Nhưng rồi, lần lượt tất cả "7 đối tượng" trên đều được gạt ra khỏi danh sách nghi vấn, tức là khả năng cạnh tranh nghề nghiệp hoặc thanh toán vì mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm riêng tư bị xóa. Chỉ còn hai khả năng dẫn đến việc sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, là: chính trị, hoặc bắt cóc tống tiền không thành nên nổ súng giết người. Đến đây, công tác điều tra được tách ra hai bộ phận độc lập.

Bộ phận thứ nhất (chính trị), tập trung theo dõi đường dây hoạt động của một số tổ chức phản cách mạng như Lực lượng Quân sự Thống hợp Liên bang Đông Dương, Mặt trận Phục hưng tổ quốc Việt Nam... Thậm chí có tổ chức đứng ra tự nhận đã ám sát Thanh Nga, nhưng qua điều tra thực tế đã cho thấy không khớp, không đúng, nên bị loại trừ.

Bộ phận thứ hai (hình sự), đã tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và tỉ mỉ hiện trường, phân tích từng lời khai của các nhân chứng, thống kê về tính cách, đặc điểm kẻ gây án, cũng như phương thức và thủ đoạn sát nhân để tiến hành cuộc điều tra với kết luận xác đáng nhất.

Điều đó đã được nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quyết nêu rõ trong phát biểu về chỉ đạo điều tra vụ án Thanh Nga như sau: "Trước khi xảy ra vụ án đã có một số hành vi đe dọa khủng bố, ném lựu đạn lên sân khấu (lúc Thanh Nga đang diễn), và có thư nặc danh cảnh cáo và yêu cầu Thanh Nga không đóng các vai Trưng Trắc và thái hậu Dương Vân Nga chống xâm lược nữa. Vì thế lúc đầu hướng điều tra tập trung vào các đối tượng chính trị", nhưng về sau "đã nghiêng dần về hướng điều tra hình sự".

Hướng điều tra này liên quan đến vụ án bắt cóc đứa con nhỏ của hai vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương trước đó. Chi tiết của vụ án bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương đòi 100 lượng vàng (rốt cuộc gia đình Kim Cương phải bỏ ra 20 lượng vàng - vào năm 1977 - để chuộc) đã được đề cập đến qua loạt bài nhiều kỳ Những vụ án nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ, do hai tác giả Hồng Hạc (một bút danh khác của Giao Hưởng) và Võ Khối viết, đã đăng trên Báo Thanh Niên từ số 156 (3086) ra ngày 4-6-2004, vì vậy không lặp lại nữa.

Ở đây, chúng tôi cung cấp thêm cho bạn đọc những chi tiết liên quan đến vụ án Thanh Nga, như việc bắt cóc cháu Phương - con của vợ chồng BS Nguyễn Lã Hỷ - xảy ra sau ngày Thanh Nga bị sát hại chưa đầy 3 tháng (vào 21-3-1979). Lần theo kẻ chủ mưu của vụ bắt cóc mới này, đã tìm ra thủ phạm nổ hai phát súng giết vợ chồng Thanh Nga như thế nào?
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 14:57

Thanh Nga theo đạo Phật, pháp danh: Diệu Minh, sinh năm Nhâm Ngọ (1942) tại Tây Ninh, mất năm Mậu Ngọ (1978). Chồng Thanh Nga: Phạm Duy Lân, sinh năm 1923 tại Hà Nội, là luật sư - đổng lý văn phòng Bộ Thông tin của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.

Hai người tuy không sinh đồng niên, nhưng mất cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một nơi tử địa và tử táng.

NSƯT Thanh Nga Ir2dl2
Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga 2lw1zz5
Từ trái sang: Thanh Nga - Phùng Há - Hữu Phước -
Năm Châu trong một vở diễn

Đám tang của hai vợ chồng cử hành chưa được bao lâu, đã xảy ra vụ bắt cóc con trai của BS Nguyễn Lã Hỷ (1979). Trước đó, lại có vụ bắt cóc con trai vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương như đã nói ở kỳ trước (1977). Như vậy liên tục trong ba năm xảy ra ba vụ bắt cóc trẻ em để tống tiền, nên cơ quan điều tra đã đánh dấu hỏi lớn, cuối cùng tìm ra thủ phạm, chủ mưu của ba vụ bắt cóc ấy là một. Vậy đó là ai? Dưới đây là tóm tắt kết quả vụ án do thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp trình bày (cùng thú nhận của thủ phạm sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga) tại hội thảo chuyên đề do Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Nội vụ tổ chức năm 1995, như sau:

"Sau khi bắt cóc con nữ nghệ sĩ Kim Cương trót lọt và nhận được 20 lượng vàng (do chồng Kim Cương là anh Thức đem đến chỗ hẹn để đưa), kẻ chủ mưu là Nguyễn Thanh Tần cho rằng phần lớn các nghệ sĩ sân khấu nhiều tiền, nhiều của, lại hiếm con, nên chắc rằng họ rất quý con (sẵn sàng chi tiền ra để chuộc lại). Do đó, Nguyễn Thanh Tần lại tiếp tục con đường cũ". Nên đến tháng 9-1978, Tần với Nguyễn Văn Đức từ dưới quê lên TP.HCM, bàn xem con của nghệ sĩ nào đáng được bắt cóc nhất, cuối cùng cả hai đồng ý nhắm đến con trai 5 tuổi của vợ chồng Thanh Nga.

Biết đoàn Thanh Minh đang biểu diễn ở rạp Thủ Đô, nên nhiều lần Tần và Đức phục sẵn ở mấy quán nước gần đó nhưng chưa thực hiện được vì "rạp này người đi xem hát và người đi lại quanh đó rất đông nên bọn chúng không dám ra tay".

NSƯT Thanh Nga 2l9pls8
Thanh Nga (phải) và Bạch Tuyết
năm 1963

Phải chờ đến cuối tháng 10.1978, Tần và Đức lại rủ nhau lên TP.HCM một lần nữa, cốt xem động tĩnh quanh các sân khấu biểu diễn và ghi nhận quy luật đi về của vợ chồng Thanh Nga. Ban đầu, Tần bảo Đức hãy "bắt cóc cháu Cúc Cu vào khoảng 17 giờ chiều lúc Thanh Nga đi biểu diễn".

Nhưng Đức không thể làm theo lời Tần, vì vào mỗi chiều có rất đông người qua lại trên đường Ngô Tùng Châu gần ngôi nhà của vợ chồng Thanh Nga ở. Vì thế Tần muốn đón bắt cháu Cúc Cu vào một buổi sáng nhưng việc cũng không thành. Sau cùng, Tần và Đức thỏa thuận sẽ bắt cháu Cúc Cu lúc 23 giờ khuya - là lúc Thanh Nga vừa đi diễn về, đường Ngô Tùng Châu lúc ấy lại vắng vẻ, thuận tiện hơn. Cả hai định đến tối 25-11 (tức trước ngày sát hại Thanh Nga 1 ngày) sẽ thực hiện.

Nhưng tối ấy, sắp hành động thì tình cờ có một chiếc xe bộ đội ở đâu chạy đến đậu gần nhà Thanh Nga nên Tần và Đức quay về. Đến khoảng 20 giờ tối hôm sau 26-11, Tần chở Đức bằng xe Honda qua rạp Cao Đông Hưng để xem Thanh Nga có đi biểu diễn không. Sau đó, khi biết Thanh Nga đang diễn, Đức chở Tần ra bờ sông Sài Gòn, ngồi chờ ở bến Bạch Đằng và "tại đây chúng đã mua một chai nước ngọt xá xị cầm theo để đề phòng lỡ bị cản trở khi bắt cóc cháu Cúc Cu thì sẽ dùng chai nước ngọt này đập vào người cản chúng cho ngất xỉu".

Lận chai ấy theo xe, Đức và Tần về đầu đường Cách Mạng Tháng 8, ngồi ở một nơi khuất ánh đèn quanh khu vực ngã sáu Phù Đổng, để chờ xe chở Thanh Nga về. Đến khoảng 23 giờ hơn, thấy chiếc ô tô chở vợ chồng Thanh Nga trờ tới, Đức chở Tần bám theo ngay, đến trước cổng nhà Thanh Nga, Tần nhảy xuống rút súng ra. Sự việc tiếp diễn sau đó đã được ghi lại qua tài liệu tổng kết vụ án dưới đây:

Tần đạp người bảo vệ (là Các) té nhào vào trong xe, rồi chui đầu vào xe để uy hiếp ông Lân đang ngồi sau tay lái: "lúc này Đức đã dựng xong chân chống xe Honda, vẫn để cho xe nổ máy, rồi cầm chai xá xị (đi vào), chui qua cửa xe nơi Thanh Nga đang ngồi ở ghế sau để bắt cháu Cúc Cu. Nhưng Thanh Nga giằng lại (không để cho Đức bắt), làm cho chai xá xị của Đức cầm ở trên tay bị rơi tuột xuống sàn xe".

Chồng Thanh Nga lúc đầu vì quá bất ngờ nên ngồi lặng đi mấy giây, ngỡ ngàng, nhưng sau ông trấn tĩnh, lên tiếng hỏi: "Các ông muốn cái gì?". Hỏi hai lần như vậy với giọng bực tức rồi quay người lại phía sau chỗ Thanh Nga đang ngồi để dùng tay phải cùng vợ giữ lấy con trai của mình, còn tay trái hua hua về phía Tần ngăn lại; lúc này Thanh Nga la lớn và cháu Cúc Cu lại khóc ré lên.

Thấy hai vợ chồng Thanh Nga giữ quá chặt cháu Cúc Cu và thấy Đức có vẻ lúng túng, nên "Tần bắn ngay một phát vào ngực ông Lân để ông Lân buông tay giữ cháu Cúc Cu ra. Chồng Thanh Nga chỉ kêu lên mấy tiếng rồi bật ngửa ra đệm xe, không thấy cử động gì nữa. Còn Đức vẫn giằng co đứa trẻ (đang nằm trong vòng tay ôm chặt của mẹ) hồi lâu mà chưa dứt ra để bắt đi được.

Thêm nữa, bất thần Thanh Nga ôm con chồm lên cắn vào bàn tay trái của Đức, làm cho Đức đau quá, phải buông tay bỏ cháu Cúc Cu ra cho mẹ. Được con, Thanh Nga kéo cháu Cúc Cu vào phía trong, rồi chồm người ra phía ngoài nói: "Các ông hãy bắn chết tôi đi, chứ đừng bắt con tôi". Thấy dùng dằng không tiện, Tần hốt hoảng nổ thêm một phát súng nữa bắn chết Thanh Nga tại chỗ, rồi quay ra bảo Đức: "Thôi đi!".

Cả hai tên không bắt cóc được cháu Cúc Cu, lại gây án mạng sát hại một lượt hai người, đã vội vã ra xe Honda phóng đi mất. Mờ sáng hôm sau, ngày 27-11-1978, lúc trinh sát tỏa ra bủa lưới tìm thủ phạm, Tần và Đức đã lẳng lặng trốn về Sóc Trăng. Nhưng cuối cùng cả hai đã sa lưới pháp luật và cúi đầu thú nhận tội trước vành móng ngựa. Tòa tuyên án tử hình Nguyễn Thanh Tần, Nguyễn Văn Đức và lệnh tử hình đã được thi hành ngày 23-8-1980.

Đến nay, đã tròn 30 năm ngày mất nghệ sĩ tài hoa Thanh Nga (1978 - 2008), chúng tôi viết những dòng này thay nén hương tưởng tiếc. Nói như một anh bạn nhà báo rằng, cô sơn nữ Phà Ca sầu đời trên sân khấu thuở nào, vẫn là "cành hoa trắng mộng" như những mối tình nghệ sĩ của cô - chóng tàn nhưng đẹp như mơ...

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 15:03

Trong nhà, Thanh Nga thứ ba (bà là em nghệ sĩ Hữu Thìn - cha nghệ sĩ Hữu Châu), mọi người gọi là cô Ba kẹo kéo. Thật ra không phải tính Thanh Nga "kẹo kéo" (hà tiện), bởi bà vốn giống mẹ, có tính thương người, sẵn sàng san sẻ phấn son trang điểm cho người khác, rảnh thì lại tự tay may trang phục cho diễn viên phụ...

NSƯT Thanh Nga 1t80er
Nghệ sĩ Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga 111s0lc
Thanh Nga bên chồng,con và mẹ - bà bầu Thơ

NSƯT Thanh Nga 5poa4g
Nghệ sĩ Thanh Nga - Ảnh do
gia đình nghệ sĩ cung cấp

Nhưng có biệt danh như vậy là bởi tính bà đơn giản, không tiêu xài tiền bạc phung phí.

Thanh Nga có mái tóc dài đến nhượng chân. Bẩm sinh bà vốn rất chú ý giữ gìn hình ảnh bên ngoài. Năm 18 tuổi, trong một cuộc phỏng vấn, được hỏi sợ điều gì nhất thì cô đào trẻ tuổi Thanh Nga trả lời là "sợ thời gian nhất". Thời gian bào mòn đá, bào mòn trí nhớ, bào mòn cả nhan sắc... Quý trọng vẻ đẹp, Thanh Nga còn yêu mái tóc của mình đến nỗi theo tục, người đã chết thì phải cắt cụt tóc để gia đình tránh cảnh rối ren, nhưng Thanh Nga một mực dặn dò người thân, nếu bà chết thì đừng cắt tóc. Bà đã nghĩ đến lúc chia lìa cõi đời bằng niềm nuối tiếc cái đẹp.

Thương mái tóc mình vậy, nhưng chưa bao giờ bà chịu ra tiệm gội đầu. Bà chỉ ở nhà, bắc ghế đứng cao rồi nhờ con cháu xối nước để gội đầu, tự tay mình chăm sóc mái tóc. Móng chân, móng tay bà cũng tự tay chăm sóc, cắt giũa. Thèm món gì bà cũng chỉ kêu mẹ nấu. Thành ra, người nhà gán cho bà biệt danh cô Ba kẹo.

Cô Ba không mặn xài tiền, cô Ba cũng ít "gần gũi" với tiền, có bao nhiêu tiền bạc bà đều để cho mẹ là bà bầu Thơ quản liệu. Người nhà kể, tất cả đồ nữ trang bà để ở phòng mẹ. Khi có tiệc, cô Ba mới ghé phòng mẹ lấy đeo, tàn tiệc trả lại. Sân khấu, màn bạc, công chúng khán giả hâm mộ vây quanh, nghệ sĩ Thanh Nga sống trong muôn ánh hào quang, nhưng về nhà cô Ba rất bình dị, chưa bao giờ thu vén chút của cải hay tư trang nào cho riêng mình.

Sau Tết Mậu Thân 1968, phần vì kép hát, người viết tuồng bị lệnh động viên, phần vì phim chưởng Tàu bành trướng... đâm ra chuyện hát xướng gặp nhiều khó khăn nên đoàn Thanh Minh - Thanh Nga rã đám. Lúc thất nghiệp, không chịu ngồi yên, cô Ba ra tay xoa bột bày trò làm bánh còng, bánh cam, xi rô, sữa chua, chè... bán buôn tá lả. Bị mấy đứa em trong nhà phụng phịu phản đối với lý do chỉ đi học thôi đã đủ... mệt, cô Ba liền nhỏ nhẹ an ủi: "Chị làm thế này là để dạy các em biết bán buôn đặng sau này lỡ nhà có gặp khó thì cũng biết đường mà sống".

Dặn bầy em vậy chứ cô Ba đâu chí thú sự nghiệp bán buôn này cho lắm. Cô thử sức trên màn bạc, rồi lại trở về với cải lương: Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga... Cô sang cả lộng lẫy, được phong tặng Nữ hoàng sân khấu, nhưng ở nhà vẫn chết tiếng là cô Ba kẹo, bởi câu chuyện bắt đàn em trong nhà ôm rổ bánh đi kiếm tiền lẻ hồi xưa.

Năm 1975, bà bầu Thơ tái lập đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Bà trả lương cho vợ chồng Thanh Nga - Phạm Duy Lân mỗi tháng 45 đồng.

NSƯT Thanh Nga 2dlitt3
Thanh Nga cùng bà ngoại và các em (NS Bảo Quốc
thứ 2 từ trái sang)

Đó là lần đầu tiên trong đời Thanh Nga được... nhận lương. Về nhà, bà đưa tiền rồi nói với chồng: "Em đưa cho bố tiền này, mỗi tuần bố đưa cho em hai đồng để em bỏ ống. Đợi tới mùa sầu riêng em sẽ đập ống ra mua ăn". Lúc đó Thanh Minh - Thanh Nga vẫn mở màn diễn nên không thể nói là Thanh Nga đang khó khăn.

Không phải lưu tâm chuyện tiền bạc, Thanh Nga dồn hết tâm trí cho sân khấu. Thanh Nga luôn có cách trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên. Bà quan niệm rằng nếu trang điểm cầu kỳ quá thì khán giả chỉ chú mục vào phục sức, trong khi ý bà muốn khán giả phải tập trung vào phần diễn xuất. Bà cũng có cách riêng để gìn giữ vẻ đẹp của mình trên sân khấu, như có lần kêu em gái đến ngồi trước bàn phấn rồi dặn nghề: "Em cười đi, nhưng trước khán giả thì phải cười sao cho đẹp. Còn nếu em diễn khóc thì vẻ mặt cũng đừng nhăn, buồn thì cũng không chau mày, vì như vậy sẽ làm mặt xấu. Em phải diễn bằng đôi mắt. Em không thay đổi nét mặt mà khán giả vẫn biết em khóc, em buồn...".

Ở nhà, Thanh Nga thích ăn trái cây, thích búp bê, thích dầu thơm. Bà có cả một tủ búp bê, một tủ dầu thơm, đi đâu cũng sưu tầm những món đồ ưa thích ấy. Tâm hồn bà bình dị, thích cái gì đẹp nhưng cũng nhẹ nhàng, thuần khiết, mong manh như mùi hương, như con búp bê của tuổi ấu thơ.

Một sở thích khác của Thanh Nga là xem phim vua hề Sạc-lô (Charlie Chaplin). Trong nhà có một máy chiếu phim 16 mm, cuối tuần nào bà cũng gọi đám em đến xem Sạc-lô. Trong khi đám em đã ngán đến tận óc thì lần nào xem bà cũng hân hoan, hào hứng cười với Sạc-lô y như lần đầu. Người nhà của Thanh Nga quả quyết rằng trong cách diễn xuất của em trai bà, NSƯT Bảo Quốc, có những nét phảng phất phong cách của vua hề Sạc-lô cũng do bị "lậm" từ vô số buổi chiếu phim cuối tuần của bà chị Thanh Nga.

NSƯT Thanh Nga Hwc20i
Thanh Nga và chồng

Có những lần đi hát vùng xa, trong những đêm thanh vắng, khi mọi người trong đoàn hát đã mỏi mệt ngủ say không còn ai trò chuyện, người ta lại bắt gặp Thanh Nga ngồi ghép tên những cửa hiệu bên đường để hát thành bài. Nếu một lần trong đời bạn bắt gặp một người có thể ngồi ghép tên những cửa hiệu thành bài hát, thì bạn nên hiểu rằng người đó đến với cõi đời này để hát bằng cả trái tim, và chỉ để hát.

Nghệ sĩ Thanh Nga đã một lần đến với trần gian này như thế, bằng cuộc đời được dệt bởi toàn ánh vinh quang, nhưng lại kết thúc quá đỗi bàng hoàng.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 15:08

Trước lúc án mạng xảy ra, ngôi nhà riêng của Thanh Nga bị rải những lá thư nặc danh, tờ rơi... lời lẽ hăm dọa khiến những ngày tháng cuối đời, bà luôn phấp phỏng những nỗi sợ hãi, lo lắng. Tâm hồn đa cảm của Thanh Nga không ít lần dự cảm về sự ra đi của chính mình...

NSƯT Thanh Nga 30ts18o NSƯT Thanh Nga B54m10

NSƯT Thanh Nga 2zz6ydw
Nghệ sĩ Thanh Nga

Lá thư nặc danh

Trong gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, bà Lư Ánh Mai là con thứ 9, trong nhà hay gọi là cô Chín. Bà hồi tưởng lại rằng nếu nói giai đoạn nào nghệ sĩ Thanh Nga cảm thấy hạnh phúc và phát triển rực rỡ nhất trong sự nghiệp thì đó phải là sau năm 1975. Thế nhưng, lúc đó tình hình đất nước thời hậu chiến cũng còn nhiều diễn biến phức tạp khiến Thanh Nga có những nỗi phấp phỏng bất an.

Sự kiện đầu tiên là năm 1975, khi Thanh Nga đang hát trên sân khấu rạp Lux B (đường Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM ngày nay) thì rạp bị ném lựu đạn. Có nhiều khán giả và người trong đoàn bị thiệt mạng, trong đó nghệ sĩ Thanh Nga cũng trúng thương bởi miểng lựu đạn. Tuy thoát chết nhưng cái miểng lựu đạn ấy vĩnh viễn theo Thanh Nga đến tận ngày mất vì nó quá gần phổi, bác sĩ không thể mổ lấy ra.

NSƯT Thanh Nga 347b195
Thanh Nga thích mặc áo
tuồng màu đỏ - Ảnh do
gia đình cung cấp

Đến năm 1977, dư luận lại bị chấn động bởi vụ án bắt cóc con trai Toro của nghệ sĩ Kim Cương. Toro lúc đó 5 tuổi. Khi gia đình nghệ sĩ Kim Cương giao nộp cho bọn bắt cóc 20 lượng vàng thì Toro mới được thả trước nhà thờ Đức Bà. Vụ án gây hoang mang bởi khả năng bọn bắt cóc sẽ nhắm vào con cái của những người nổi tiếng. Sinh thời, nghệ sĩ Thanh Nga rất thương cậu con trai Cúc Cu. Bà làm mẹ năm 33 tuổi, theo những người trong gia đình thì tuổi ấy là hơi trễ, nên bà càng cưng con đặc biệt. Thương con nhiều, bà không thể không để tâm những mối hiểm nguy có thể xảy ra với con.

Nhưng nghiêm trọng nhất là trong thời gian này, Thanh Nga có những vai diễn có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc chống giặc Đông Hán trong vở Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga chống giặc Tống trong vở Thái hậu Dương Vân Nga.

Đó đều là những vai diễn thành công vang dội, khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ trong lòng công chúng. Bởi sự ảnh hưởng đó, trước nhà bà bắt đầu xuất hiện những thư nặc danh, những tờ rơi với lời lẽ đe dọa rằng nếu không dừng ngay vai Thái hậu Dương Vân Nga thì đừng có trách. Bà báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng. Đã có một cuộc họp nghiêm túc để xem xét vụ việc này. Nhưng cuối cùng, Thanh Nga vẫn giữ vai diễn.

Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó nói cô tôi không sợ thì không phải. Cô tôi rất sợ. Nhưng diễn thì... vẫn cứ diễn". Và cũng chính vì những tình tiết ấy mà rất lâu, rất lâu sau này vụ án Thanh Nga vẫn bao trùm quanh nó một màn sương mù bí ẩn của một nghi án ám sát.


Những linh cảm về cái chết

NSƯT Thanh Nga Dwt7xl
Nghệ sĩ Thanh Nga -
Ảnh do gia đình cung cấp

Hằng đêm, khi rời ánh đèn sân khấu trở về đời thường, lo lắng bất an với những mối đe dọa, Thanh Nga tìm đến với niềm tin tâm linh. Một tháng trước khi bị sát hại, trước mỗi đêm hát lúc nào bà cũng lần tràng hạt, tụng kinh niệm đức Phật Bà Quan Âm. Trong một tháng ấy, người nhà nhiều lần nghe bà nói nửa đùa nửa thật về cái chết. Bà nói nếu bà chết thì đừng cắt tóc.

Bà cũng thích một chiếc áo tuồng màu đỏ. Bà muốn khi bà chết sẽ được liệm bằng chiếc áo đỏ đó. Thật trùng hợp là đêm xảy ra án mạng, nhà nghệ sĩ Thanh Nga bị phong tỏa hiện trường, người nhà không thể lấy quần áo nên liệm bà bằng chính chiếc áo đỏ diễn tuồng đêm đó.

Thanh Nga cũng tính chuyện gửi gắm đứa con trai Cúc Cu cho người nhà. Bà có nỗi lo lắng quá mức rằng con trai mình sẽ không được cưu mang và thương yêu. Nghệ sĩ Hữu Châu kể, khi bà bầu Thơ nghe tin báo về vụ sát hại, chạy vào bệnh viện tìm con thì xác Thanh Nga vẫn còn mở mắt. Đến khi bà bầu Thơ đến bên nói: "Con hãy yên tâm, má sẽ lo cho thằng Cúc Cu", nói xong vuốt mắt thì đôi mắt của Thanh Nga mới chịu khép lại.

Đêm 26-11-1978, đêm định mệnh, trong bữa ăn trước suất diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng, Thanh Nga còn "nói chơi" với em gái Lư Ánh Mai: "Nếu chị chết, Chín phải xức dầu thơm cho chị. Chín phải làm mặt cho chị, đừng để chị xấu". Tan diễn, trên đường về bị một chiếc xe hơi đằng đẵng bám theo khiến gia đình Thanh Nga cảm thấy lo lắng. Nhưng điều họ không ngờ là bọn bắt cóc là những kẻ đi xe Honda 67 bám theo họ đến trước cổng nhà. Nỗi lo âu bủa vây gia đình Thanh Nga trong một thời gian dài đã kết thúc bằng những tiếng súng chát chúa của bọn bắt cóc cướp đi sinh mạng của người nữ nghệ sĩ tài danh mệnh bạc.

Cuộc đời Thanh Nga bị cướp đi ở tuổi 36, khi bà đang ở đỉnh cao của vinh quang, của sự nghiệp, trong niềm tiếc thương một bông hoa tài sắc vẹn toàn trên sân khấu. Nhưng, những hồi ức và giai thoại đẹp đẽ về Thanh Nga vẫn sống mãi trong lòng khán giả. Điều đó đã 30 năm rồi vẫn chưa hề phai nhạt. Nhiều sân khấu có bàn thờ Thanh Nga. Và có nhiều nghệ sĩ hậu bối như NSƯT Hồng Vân, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng... - những "người dưng nước lã", vẫn lập bàn thờ Thanh Nga trong nhà. Với bà, họ dành một sự ngưỡng mộ, yêu mến khác biệt, và lòng thành kính đó đến mức chuyển hóa thành đời sống tâm linh.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 15:14

Biết bao nhiêu người đàn ông tơ tưởng, những ông chủ hãng, chủ bút, kép hát, nhà ngoại giao... ôm mộng cuồng si nữ hoàng sân khấu. Nhưng đường tình trắc trở, Thanh Nga khoắc khoải tìm kiếm một trái tim ấm áp, chân thành.

NSƯT Thanh Nga Zv4rvd

NSƯT Thanh Nga 2ni8eb6

Bây giờ nhắc lại nhiều người sẽ nhớ chuyện tình giữa nghệ sĩ Thành Được và Thanh Nga. Nghệ sĩ Thanh Lệ, mẹ nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại, lúc đó là những năm 1960, khi Thành Được đến hát cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Thành Được nổi tiếng, hào hoa, trên sân khấu sắm vai với đóa hồng Thanh Nga trong vở Nửa đời hương phấn thật hợp sắc hợp tài, chẳng khác chi một cặp tiên đồng ngọc nữ. Khán giả mê mệt, còn đôi Thành Được - Thanh Nga cũng sớm nảy nở tình riêng.

Lúc đó giới nghệ sĩ, ký giả đều có cảm tình và có ý thúc bà bầu Thơ tán thành mối tình này. Người ta còn dự đoán rằng nếu chịu Thành Được trở thành "người nhà", bà bầu Thơ sẽ có "song kiếm hợp bích" Thành Được - Thanh Nga, gánh Thanh Minh - Thanh Nga chỉ còn việc là chờ hốt bạc mỗi đêm.

Thế nhưng bà bầu Thơ bác bỏ mối tình này, lý do là Thành Được khi ấy tuy thật lòng luyến ái Thanh Nga nhưng đã là người có vợ, có con. Mà ý mẹ đã quyết thì Thanh Nga chỉ biết nghe theo. Cách đây vài năm, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong dịp qua Mỹ có gặp và hỏi Thành Được rằng ông yêu ai nhất, người nghệ sĩ có tiếng đào hoa này vẫn trả lời là yêu Thanh Nga nhất. Xem ra câu thơ "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở" của thi sĩ Hồ Dzếnh ngày xưa cũng là câu thơ cho mối tình Thành Được - Thanh Nga một thời.

Thanh Nga vốn trọng chữ hiếu, mọi việc nếu mẹ đã quyết, kể cả chuyện tình duyên bản thân bà đều nhất mực tuân theo. Nhưng một lần, mà đó là lần duy nhất, bà bất tuân lời mẹ. Đó là lần bà quyết tâm đến với ông Phạm Duy Lân, người chồng và là người tình cuối cùng của bà. Nghệ sĩ Thanh Lệ nhớ lại một lần đi hát ở Vũng Tàu, bà bầu Thơ thấy không ngăn cản được Thanh Nga và Phạm Duy Lân nên mới nóng giận, giang tay tát con gái. Nhưng lòng Thanh Nga đã quyết cùng ông Lân xây đắp hạnh phúc riêng.

Chuyện này, theo bà Thanh Lệ, có những nguồn cơn riêng. Năm đó Thanh Nga đã gần 30 tuổi, là người nổi tiếng nhưng mỗi đêm về vẫn ôm gối cô đơn, đường tình cảm có nhiều trắc trở. Sau chuyện Thành Được không thành, bà bầu Thơ lập luôn gánh hát mới Dạ Minh Châu để "đày" Thanh Nga qua đoàn mới. Trong nhà vì sợ mẹ nên Thanh Nga không dám hở răng với ai, chỉ gặm mối sầu khổ buồn khóc một mình. Giữa những buổi hát, bà hay ra xa lộ Đại Hàn để vãn cảnh cho lòng khuây khỏa. Lúc đó ông Nguyễn Minh Mẫn, một khán giả quen là đại úy của chế độ cũ có công việc ở đây nên hay gặp và theo đuổi bà. Phần vì cô đơn, phần vì để yên lòng mẹ rằng bà đã dứt tình Thành Được, Thanh Nga chấp nhận làm đám cưới với ông Mẫn. Hôm hôn lễ bỗng một người đàn bà dắt con tới, mới biết ông Mẫn có vợ con ở quê. Bà bầu Thơ lánh mặt, chị dâu là bà Thanh Lệ phải thay mặt đưa vợ con ông Mẫn vào buồng riêng thu xếp để đám cưới không bị bể. Những ngày sau ông Mẫn bị buộc tội vì biển thủ công quỹ. Chuyện Thanh Nga với ông Mẫn vì thế cũng chóng đến, chóng tàn. Sau này, giữa những dòng nhật ký viết cho con trai Hà Linh, Thanh Nga đã kín đáo ẩn giấu những tâm sự: "Cầu nguyện cho bé chóng lớn, thông minh, học giỏi... được sống vô tư đừng buồn phiền như mẹ".

Chuyện ông Tổng trưởng ngoại giao chính phủ Sài Gòn lúc bấy giờ Phạm Đăng Lâm với Thanh Nga cũng bị đồn đoán một thời. Nhưng nghệ sĩ Hữu Châu cho biết ông Lâm đáng tuổi cha Thanh Nga, một mặt ông thể hiện sự hâm mộ chân thành, nhưng trong quan hệ hai người, ông là người phân định rõ ràng những giới hạn. Vì vậy, Hữu Châu kể lại dù người ngoài bàn tán thế nào thì bà vợ ông Lâm vẫn rất quý cô Ba Thanh Nga.

NSƯT Thanh Nga 2uykod1
Hạnh phúc bên chồng Phạm Duy Lân và
con trai Hà Linh - Ảnh do gia đình cung cấp

Ông Phạm Duy Lân làm Đổng lý Văn phòng phụ trách thông tin trong chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Do làm công việc xét duyệt tuồng tích các đoàn hát nên ông quen biết Thanh Nga. Bà bầu Thơ tỏ ra không thích vì ông đã có hai đời vợ và có con riêng.

Khi ông quyết định cưới Thanh Nga, ông Hoàng Đức Nhã, em họ ông Thiệu, là Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi kêu ông vào nói rằng vì gia đình Thanh Nga có lý lịch "thân Cộng" nên nếu cưới Thanh Nga là ông mất tất cả. Giữa ông và bà Thanh Nga lúc đó cũng đặt điều kiện: ông phải dứt khoát với vợ, còn Thanh Nga phải chịu dứt ra khỏi bà bầu Thơ. Một điều nữa được gia đình nghệ sĩ Hữu Châu làm chứng là đám cưới của ông lại được các con thật lòng ủng hộ.

Cưới nhau, ông giữ một chân luật sư nhỏ, bà vẫn đi hát, hai bên đến với nhau như lúc còn tay trắng. Họ sống với nhau trong một ngôi nhà rất chật hẹp. Sau thấy ông một mực lễ phép, hết lòng với Thanh Nga, lại có cháu ngoại Cúc Cu nên bà bầu Thơ cũng dần bỏ qua mâu thuẫn để mở lòng với con rể.

Những ngày sống với ông, Thanh Nga ngập tràn hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, vừa chín muồi và thăng hoa trên sân khấu. Phần ông, có lẽ vì đã qua hai đời vợ và có con nên ông biết cách thể hiện tình yêu với Thanh Nga bằng sự chiều chuộng, chăm sóc bà từng ly từng tí mà nhắc lại gia đình Thanh Nga và người quen chỉ biết lắc đầu thán phục.

Đêm xảy ra án mạng, ông là người che chắn cho vợ con nên bị bắn trước. Ông vì yêu bà mà từ bỏ mọi công danh sự nghiệp, lần cuối cùng là quên cả mạng sống. Ngẫm nơi suối vàng kia bà còn mong ông một trái tim tận hiến nào hơn?
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime22.04.11 15:21

Ít người biết đến mối tình đầu của Thanh Nga, mà dấu ấn của nó được ghi lại trong bài thơ do chính bà sáng tác.

NSƯT Thanh Nga 2vtt7vq
Thanh Nga (phải) trong vở Vợ và tình (Ảnh do
gia đình Nghệ sĩ cung cấp)

NSƯT Thanh Nga 334uamx NSƯT Thanh Nga 6e3skw
Thanh Nga năm 18 tuổi

Năm 1960, cô đào trẻ Thanh Nga - vừa đoạt giải Thanh Tâm triển vọng cách đó 2 năm - lớn phổng lên. Báo chí lúc bấy giờ không tiếc lời khen bà khi viết, từ khi nữ nghệ sĩ Năm Phỉ qua đời đến nay sân khấu cải lương mới xuất hiện một diễn viên vừa hát hay, diễn tốt, vừa đẹp về sắc vóc như vậy. Lúc này cũng vừa chớm tuổi yêu, Thanh Nga đã trao gửi tấm lòng mình cho ai?

Những câu chuyện kể lại cho thấy khi ấy Thanh Nga có để ý soạn giả trẻ Hà Triều. Nhưng giữa họ cũng chỉ là những tình cảm thoáng qua của một cô gái trẻ mới lớn với chàng trai đã sáng tác nên những câu thơ hay, lời hát đẹp. Trò chuyện với bà Lư Ánh Mai - em gái thứ 9 của Thanh Nga - chúng tôi có nghe loáng thoáng chuyện hẹn hò của Thanh Nga với một người tên gọi là Tài. Trong quá trình tra cứu tư liệu, chúng tôi tìm gặp bài viết Mối tình đầu của cố nghệ sĩ Thanh Nga của tác giả Trương Võ Anh Giang đăng trên tuần san Sài Gòn Giải Phóng thứ bảy ngày 8-4-2000, công bố mối tình đầu của Thanh Nga với ông Nguyễn Văn Tài - một liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ. Chúng tôi trao đổi với bà Lư Ánh Mai và bà Thanh Lệ (chị dâu Thanh Nga) thì họ đều xác nhận ông Nguyễn Văn Tài chính là mối tình đầu của Thanh Nga.

Trong bài viết, tác giả Trương Võ Anh Giang thuật lại chuyện tình này, được chính Thanh Nga kể với soạn giả Mai Quân: "Năm ấy, đến với Nga là một chàng trai rất mực hào hoa vừa du học ở Pháp về, chủ bút tờ báo Thương mãi. Nhưng Nga yêu anh chính vì tư cách, vốn tri thức và nhất là lòng yêu nước nhiệt thành của anh. Qua dọ hỏi thì Nga mới biết anh là người của cách mạng. Hai đứa thương nhau chừng hơn một năm thì một hôm, trên bãi cát trắng có sóng vỗ rì rào, anh nói lời từ giã Nga để hôm sau thoát ly ra khu kháng chiến... Điều đó làm Nga khóc thầm không biết bao nhiêu đêm dài. Độ một tháng sau, Nga nhận được một bức thư dài của anh từ vùng Củ Chi gửi về. Vì buồn và nhớ anh, Nga có làm một bài thơ khá dài, chú Kiên Giang có đem bài thơ này đăng báo".

NSƯT Thanh Nga 10ql1ea
Thanh Nga và mẹ - bà bầu
Thơ (Ảnh do gia đình Nghệ sĩ
cung cấp)

Bài thơ ấy man mác một nỗi buồn như bài thơ nổi tiếng Hai sắc hoa ti-gôn của T.T.KH ngày xưa:

    "Một sớm xa rời miền cát trắng
    Bùi ngùi trông lại hướng rừng xanh
    Nửa tình lưu luyến chân mây ấy
    Còn nửa theo tôi đến thị thành.

    Tôi dẫm chân lên giữa bụi đời
    Nào biết ra sao tự ý trời
    Những lúc tưởng vui mình hạnh phúc
    Nào ngờ ray rứt trái tim côi.

    Đọc mấy lời thơ gửi đến tôi
    Bao nhiêu sầu mộng ý xa xôi
    Buồn thương khó thốt nên lời lẽ
    Vì cánh chim xanh rẽ lối đời.

    Bên gối tôi thương đấng mẹ hiền
    Nửa đời sương phụ lỡ làng duyên
    Vì con, mẹ giữ tròn danh tiết
    Và cũng vì con gánh lụy phiền.

    Rồi đây giữa biển đời giông tố
    Ai lái con thuyền tiếp mẫu thân
    Ai sẽ ngọt bùi lau nước mắt
    Cho lòng mẹ vợi chuyện phong trần.

    Từ đây em ép lòng xuân lại
    Vì đám em thơ, đấng mẹ hiền
    Ai đó yêu em xin ráng đợi
    Một ngày xa lắm mới nên duyên".


Bà bầu Thơ rất tán thành chuyện Thanh Nga với người đàn ông Tây học yêu nước Nguyễn Văn Tài. Bà còn có cảm tình, nuôi dưỡng, giúp đỡ nhiều người hoạt động cách mạng trong gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga. Trong đó, nổi bật nhất là ông Nguyễn Văn Thạch (tức Năm Thạch), người được bà bầu Thơ giao nắm quyền quản lý đoàn hát. Nhiều tuồng tích tâm lý xã hội của gánh bà bầu Thơ vì vậy luôn được gửi gắm một cách kín đáo lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm.

Hậu quả là gia đình bà bầu Thơ bị liệt vào danh sách "thân Cộng", đến nỗi ông Đổng lý văn phòng Phạm Duy Lân khi lấy Thanh Nga bị tước hết công danh, sự nghiệp. Tuy vậy, những lúc sóng gió thì Thanh Nga và bà bầu Thơ đều được một "người quốc gia" khác che chở, đó là ông Tổng trưởng Ngoại giao Phạm Đăng Lâm, một người hâm mộ Thanh Nga hết lòng.

Trở lại chuyện ông Nguyễn Văn Tài, tuy đã vào chiến khu nhưng thỉnh thoảng bà bầu Thơ vẫn sắp xếp cho con gái và ông Tài gặp gỡ. Những cuộc gặp như vậy thường bí mật, không định trước thời gian, địa điểm... Bà Lư Ánh Mai kể, năm bà 12 tuổi, trong một lần ra miền Trung, gánh hát bà bầu Thơ ngừng lại tại một khu rừng. Lúc đó ai cũng nghĩ là bà bầu Thơ muốn cho đoàn giải lao, sau mới biết đó là một cuộc hẹn được sắp sẵn cho Thanh Nga và ông Nguyễn Văn Tài nơi đó.

Nhưng rồi do xa cách, dần dần ông Nguyễn Văn Tài cũng kết hôn, còn ở chốn đô thành, Thanh Nga cũng bước tiếp những bước tình duyên trắc trở của mình. Theo tài liệu, ông Nguyễn Văn Tài bị bắt và bị tra tấn đến chết tại Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo chính quyền Sài Gòn vào ngày 5.12.1969, lúc đó ông là Đảng ủy viên Đảng ủy Văn hóa khu Sài Gòn - Gia Định. Cuộc tình không trọn vẹn giữa Thanh Nga và liệt sĩ Nguyễn Văn Tài đã để lại những nỗi buồn như câu thơ bà viết: "Buồn thương khó thốt nên lời lẽ".

NSƯT Thanh Nga Soy0sx
Thanh Nga và Bảo Quốc

Thanh Nga đã ra đi được 30 năm, nhưng bà vẫn sống mãi trong lòng đồng nghiệp và người hâm mộ. Và những câu chuyện về bà vẫn sẽ còn được nhắc tới, như một phần của huyền thoại.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




NSƯT Thanh Nga _
PostSubject: Re: NSƯT Thanh Nga   NSƯT Thanh Nga I_icon_minitime

Back to top Go down
 

NSƯT Thanh Nga

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com