♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Đàn Nam Giao

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Đàn Nam Giao _
PostSubject: Đàn Nam Giao   Đàn Nam Giao I_icon_minitime28.10.09 23:54

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời.

Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế.

Đàn Nam Giao 800px-Dan_Nam_Giao_Hue
Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao 800px-Trai_Cung
Trai Cung

Đàn Nam Giao NamGiao
Cờ vẽ sao trong đoàn lễ tại đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao Lễ%20tế%20Đàn%20Nam%20Giao%20thời%20xưa

Đàn Nam Giao 1395630193_b1437b34e5_o

Đàn Nam Giao 20020599_images30821_lete%20dan%20Nam%20Giao

Đàn Nam Giao Co%20do%20hue_7

  • Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho "tam tài": thiên, địa, nhân; xung quanh là các bó gạch xếp chắc chắn.
  • Nền đàn có kích thước 340×265 mét.
  • Tầng trên cùng: hình tròn – Viên Đàn – tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Đường kính 40,5 m cao 2,8 m. Trên nền Viên Đàn có lát những phiến đá Thanh được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc.
  • Tầng tiếp theo: hình vuông – Phương Đàn – tượng trưng cho đất, lan can quét vôi màu vàng.Kích thước 83×83 m, cao 1 m. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc.
  • Tầng dưới cùng: hình vuông, lan can quét vôi màu đỏ, tượng trung cho con người. Có kích thước 165x165 m, nền cao 0,85 m.
    Cả ba tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.
  • Xung quanh ba tầng đàn này còn có các công trình như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế vài ngày), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho cuộc tế) và một số công trình phụ khác.
    Theo quan niệm xưa "Vua là Thiên tử" (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.
  • Chủ tế: nhà vua và các quan phải trai giới 3 ngày trước khi tế. (Dưới thời Bảo Đại, thời gian trai giới rút xuống còn 1 ngày).
  • Vật tế: Được gọi là những "con sinh", đó là những con vật như trâu, heo, dê.
    Dọc đường từ Đại Nội đến Giao Đàn, nhân dân phải kết cổng chào, lập hương án đón đám rước nhà vua đi qua.


Ngày 4/6, Lễ tế Nam Giao, một đại lễ cung đình xưa đã được tái dựng gần với nguyên bản. Các nhà tổ chức khẳng định đây là lễ tế giao thật sự chứ không đơn thuần là một lễ hội.

Theo sử sách ghi lại: Tế Nam Giao là lễ tế trời, đất và các vị thần linh quan trọng nhất trong bờ cõi quốc gia. Bởi vậy, trong chế độ quân chủ phong kiến ở nước ta, đây là lễ tế quan trọng nhất và được tiến hành hoành tráng, trang trọng nhất.

Đàn Nam Giao Images1565274_IMG_2392
Hoàng đế xuất cung.


Dưới triều Nguyễn, đàn Nam Giao được xây dựng ở phía nam Kinh Thành từ năm 1806. Đàn gồm 3 tầng, tầng trên hình tròn tượng trưng cho Trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho Đất và Con Người. Đàn Nam Giao nằm trong một khuôn viên rộng 390m x 265m, có tổng diện tích khoảng 10ha, bên trong là rừng thông xanh biếc.

Đàn Nam Giao Images1565276_IMG_0533
Đàn Nam Giao đêm 4/6.


Do nhưng ý nghĩa lịch sử văn hóa của lễ tế Nam Giao nên các nhà tổ chức Festival Huế đã cố gắng phục dựng lễ tế trong ba kỳ Festival 2002, 2004, 2006. Ban đầu chỉ là lễ hồi cung, rồi xuất cung và hồi cung, đến năm 2006 cả ba phần được tái hiện. Tuy nhiên, do khối lượng công việc khá lớn, đội ngũ tham gia không chuyên nghiệp và kể cả việc nghiên cứu phục dựng chưa thấu đáo nên những lần tổ chức trước đây chưa thật sự thành công như ý.
Rút kinh nghiệm, việc phục dựng lễ tế Nam giao chỉ tái hiện hai phần: Lễ xuất cung và lễ tế tại đàn Nam Giao.

Lễ Xuất cung diễn ra trong không gian từ điện Thái Hòa qua Ngọ Môn ra cửa Quảng Đức đến bến Phu Văn Lâu (Nghênh Lương Đình), theo hành trình của lễ xuất cung của các vua triều Nguyễn.

Đàn Nam Giao Images1565280_IMG_2379

Đàn Nam Giao Images1565282_IMG_2381

Đàn Nam Giao Images1565286_IMG_0423

Hoàng đế rời ngai vàng lên đàn Nam Giao tế trời đất.


Từ 5 giờ 30 sáng 4/5, lễ đại triều đã được tổ chức tại điện Thái Hòa. Vị quan đầu triều mời nhà vua rời ngai vàng, lên kiệu qua Ngọ Môn, nhập vào đoàn ngự đạo xuất cung. Đoàn ngự đạo được chia là 3: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo. Đến bến Phu Văn Lâu – Nghênh Lương Đình các nghi vệ được tái thiết để tiễn nhà vua qua sông bằng thuyền Tế Thông lên đàn Nam Giao.

Đàn Nam Giao Images1565294_IMG_2458

Đàn Nam Giao Images1565292_IMG_2394

Phần Lễ tế Nam Giao diễn ra từ 19 giờ đến 21 giờ, không gian tổ chức từ Trai Cung đến đàn tế, để cầu cho phong điền vũ thuận, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Đoàn ngự đạo rước nhà vua từ Trai Cung (phía tây bắc đàn tế) đi đến đàn chính.

Đàn Nam Giao được trang hoàng với hương án, long liễn, ngự liễn, đèn lồng được tái thiết lại theo quy chuẩn nghiêm ngặt của sách xưa để lại.

Đàn Nam Giao Images1565296_IMG_0504

Đàn Nam Giao Images1565298_IMG_0503
Lế tế Tân trở.


Đặc biệt có sự tham gia của 8 làng xã có truyền thống văn hóa tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế, trực tiếp thực hiện các nghi lễ tế cúng tại 8 án thờ các vị Thần linh đặt tại 4 góc của tầng Phương Đàn (tầng 2).

Đàn Nam Giao Images1565300_IMG_0531

Đàn Nam Giao Images1565304_IMG_0530
Án thờ thần linh và đội bát dật trong lễ tế.

Phần chính của Lễ tế Nam Giao diễn ra tại Đàn thượng (Viên đàn), nhà vua được các Cung đạo dẫn lên Thăng đàn bái vị. Tiếp đó là lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc và lụa), lễ Tấn trở (dâng các con sinh và thức ăn), Lễ sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu), Đọc chúc (nguyện cầu), Chung hiến tửu (dâng rượu lần cuối), Tống thần (tiễn các vị thần đi) với hàng trăm nghi tiết.

Đàn Nam Giao Images1565306_IMG_2557
Hoàng đế hồi loan


Lễ tế kết thúc vào lúc 21 giờ với nghi lễ Hoàng đế hồi loan.


Bài đọc thêm


Ngay sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long cho lập đàn ở làng An Ninh vào năm 1803. Sau đó ít năm, triều đình lại bỏ vị trí ấy, cho xây dựng đàn tế khác ở đất làng Dương Xuân phía Nam kinh thành Huế (di tích nay đang bảo lưu).

Ðàn tế trời được khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806. Ðầu năm 1807, triều đình Gia Long đã cử hành lễ tế Giao lần đầu tiên tại đây.

Ðàn Nam Giao là đàn tế lộ thiên. Mô thức kiến trúc này mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ phương Ðông. Ðàn Nam Giao gắn với thuyết Thiên mệnh của đạo Nho. Cấu trúc đàn diễn tả quan niệm vũ trụ còn hạn chế của bao triều đại trước: Trời tròn, đất vuông.

Ðàn Nam Giao quay mặt về hướng Nam. Vòng tường bằng đá chung quanh khuôn viên của đàn có trổ bốn cửa trống rộng nhằm theo bốn hướng. Trước mỗi cửa đều xây một bức bình phong rất lớn (rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 8,8m). Trong dịp tế, trước mỗi cửa đều cắm lá cờ lớn với màu sắc khác nhau: cửa Bắc màu đen, cửa Nam màu đỏ, cửa Ðông màu xanh, cửa Tây màu trắng.

Ðàn tế được cấu trúc thành ba tầng, dưới lớn, trên nhỏ chồng lên nhau tượng trưng cho thuyết tam tài: Thiên, Ðịa, Nhân. Mỗi tầng mang một hình dạng và màu sắc riêng: Trời tròn, đất vuông, thiên thanh địa hoàng. Tầng trên cùng hình tròn gọi là Viên đàn tượng trưng cho trời. Lan can chung quanh quét vôi màu xanh. Ngày tế giao, người ta dựng lên ở tầng này một cái nhà hình nón lợp vải màu xanh gọi là Thanh ốc. Tầng nối tiếp theo có hình vuông gọi là Phương Ðàn tượng trưng cho đất. Lan can bốn phía quét vôi màu vàng (địa hoàng). Khi tế, triều đình cho dựng ở đây một cái nhà vuông lợp vải vàng, nhỏ hơn nhà trên, gọi là Hoàng ốc. Tầng dưới cũng hình vuông, lan can xung quanh quét vôi màu đỏ tượng trưng cho người. Khi tế, tại đây có 128 văn sinh và vũ sinh đứng múa. Ba tầng cộng lại cao 4,65m. Ðàn Nam Giao áp dụng nguyên tắc Âm dương ngũ hành của Dịch học.

Từ thời Gia Long (1802 - 1819), lễ tế giao được cử hành vào thượng tuần tháng hai âm lịch hằng năm. Từ năm 1880, vì thấy mỗi lần tế lễ quá tốn kém nên triều đình Thành Thái thay đổi ba năm mới tế một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Bộ Lễ và Bộ Công phải chuẩn bị từ mấy tháng trước cho việc lễ. Mỗi lần tế, vua đến và ở lại Trai cung trước 3 ngày, thời Bảo Ðại rút xuống còn một ngày. Từ Ðại Nội vua đi lên Trai cung với một đám rước gọi là Ngự đạo có từ 1000 đến 5000 người, tất cả đều mặc lễ phục và trang sức rực rỡ. Vua ngồi trên Ngự liễn do lính Loan gánh đi ở giữa trung đạo. Ðại lễ chính thức bắt đầu lúc 2 giờ sáng và kéo dài gần 3 giờ mới xong...

Những đàn tế trời của các thời Lý, Trần, Lê nay đều không còn nữa. Ðàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế là di tích duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn. Ðến thăm nó, du khách có dịp hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá, tinh thần trong triều đình phong kiến Việt Nam.
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
 

Đàn Nam Giao

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: 資料館★Tư liệu quán :: 資料★Tư Liệu-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com