♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Điêu khắc rồng VN

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime11.01.10 20:02

Điêu khắc rồng VN INW823yl9d1NI-0JPG
ベトナムでは、龍に出会う機会がとても多い。ハロン湾の伝説も龍であるが、文廟の香炉の龍もなかなかである。


順を追って進むうちにYちゃんがひとつ面白いことをナビに教えてくれました。それはいろんな時代の調度品に残されている龍の柄について。この龍の体つきはそれぞれの時代の王様の性格を表しているんだそうな!
Điêu khắc rồng VN 02b887fe5ab9bef5_S

Điêu khắc rồng VN 212477898943ffc4_S
李王朝はうねりが細かい。

Điêu khắc rồng VN Df8b19ea87a684ff_S
チャン王朝は太い。

Điêu khắc rồng VN 5e56b7244739aa4b_S
グエン王朝の特徴は正面を向いていることなんですって!

この話を聞いてしまったナビ、それからずっと龍の柄が気になって気になって仕方なく「エー、この王様すごい細かくってみみっちい性格だったんじゃないー?」とか「長いってどういうこと?長く栄えたって意味かしらん???」なんてピンポイントでやたらと注目しまくり、これには一緒にいたYちゃんも苦笑い。だけど気になりますよね~(^^ゞみなさんも今後ベトナムの歴史調度品を見る時には龍の柄の体の描かれ方には要注目ですよ!
Điêu khắc rồng VN Dffcafb705895ecc_S


_____
Cấm thành Hà Nội

đôi rồng đá
Điêu khắc rồng VN Images359371_anh3

Kiệt tác hoa văn hoạ tiết trên thân rồng đá
Điêu khắc rồng VN Images359381_anh8

Chín bậc thềm lên điện Kính Thiên
Điêu khắc rồng VN Images359387_anh9

Điêu khắc rồng VN Images359399_anh11

Điêu khắc rồng VN Images359391_anh13

Điêu khắc rồng VN Images359405_anh17

Điêu khắc rồng VN Images359409_anh19

Điêu khắc rồng VN Images359407_anh5


Last edited by Mèo Âu on 28.01.10 22:13; edited 1 time in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime11.01.10 21:10

I.“Vị thế” rồng thời phong kiến
“Vị thế” rồng thời phong kiến được nhà nghiên cứu Trần Phong Lưu đúc kết trong bài “Tượng ý hình rồng”, đăng trên báo Độc Lập số 2/1988:
Xưa kia, Rồng còn là biểu tượng của nhà vua; quan quân, dân chúng không thể nói thẳng đến con người nhà vua mà gọi là mình Rồng, mặt Rồng, Long thể, Long nhan, và nơi vua trú ngụ là điện Rồng, giường vua nằm là Long sàng, xe vua đi là Long xa. Vua sẽ ngự đến thềm Rồng, bệ Rồng, ngồi trên ngai Rồng để bàn định việc trị quốc an dân với bá quan đang chầu hầu nơi sân Rồng, văn quan võ tướng đứng hai bên trước hai hàng cột chạm nổi hình Rồng uốn khúc quấn quanh cột, sơn son thiếp vàng cực kỳ tráng lệ. Nói chung, tượng ý hình Rồng thuở đó còn thuộc độc quyền sử dụng của nhà vua trong việc trang trí các cung điện hay chạm khắc trên các vật dụng. Các nhà dân giả, cho đến dinh thự các thượng quan, ngay cả các vương phủ hoàng thân quốc thích và cả các chùa đền miếu mạo mà không do vua sáng lập hay được chọn làm nơi vua chúa lui về ẩn tu đều không dám chạm vẽ hình Rồng.”

II.Đặc trưng của rồng qua các thời
Rồng thời Lý: “Mào, mũi và bờm là những thành phần cơ thể được cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo và được mang theo một ý thức nhất định: Mào thoát ra từ môi đến đường sống quyện với răng nanh, xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được gió, mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn nước...”.
Rồng thời Trần: “Thành phần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước: Văn dạng xoắn ốc đôi không thể vắng ở bất cứ con rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịp nhàng, mào không linh lợi, dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu với cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân”.
Rồng thời Lê “Đầu to, bờm tóc thô dày, mũi lớn, nhiều sợi ria, tai thú, sừng vặn xoắn ốc rồi chẻ chạc, chân gân guốc xòe rộng các ngón”. Rồng đời Cảnh Hưng (1740-1786) “Thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh, đi vào công thức cân đối khô khan kết hợp với chạm nông, nên hình bẹt và cứng, lại bị biến dạng rắc rối. Râu rồng thường bố trí đều đặn, đuôi cong xoắn lại hình xoáy ốc”.
Rồng nhà Nguyễn “Gượng gạo, ngơ ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm ra vẻ nghiêm chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt trở thành gớm ghiếc, đe dọa... thường xuất hiện với phượng, lân, rùa để hợp thành bộ “Tứ linh”.

___
Đầu rồng thời Đinh - Lê
Điêu khắc rồng VN 1235090865img
Miệng bẹp như mỏ vịt, râu tựa râu dê

Quan sát chiếc đầu rồng chúng ta có thể thấy những đặc điểm cơ bản: hai mắt tròn lồi có đuôi kéo dài về sau, hai khóe miệng dài và rộng, có một đường chỉ chìm và các vết chấm lõm chạy quanh mép. Hai cái râu mọc trên sống mũi rủ xuống, uốn cong đâm vào miệng rồng. Hai tai dáng cong được tạo bởi những đường cong đều, bờm có hai lớp nằm sát vào nhau, được thể hiện cong tròn nằm phía sau tai. Cổ tròn có nhiều vảy bao kín.

Yếu tố không phải rồng nổi bật nhất chính là ở cái miệng. Nếu như miệng rồng dài, hàm uốn lượn, mũi nở to, răng thưa nhọn lởm chởm trông dáng vẻ uy nghi dữ tợn thì ở đây, miệng có dáng bẹp như mỏ vịt và có răng. Răng hàm dưới nhọn kiểu răng cưa, hàm trên răng to dài không nhọn, nằm kề sát nhau trông như răng người, đua về phía trước chứ không theo hướng thắng đứng. Nhìn riêng phần miệng, trông tựa như mỏ vịt. Phần lưỡi dài thè ra uốn lên hàm trên. Như vậy khi miệng ngậm hàm răng trên sẽ nằm ngang vuông góc với hàm răng dưới.

Từ cổ rồng đến đỉnh đầu cao 30 cm, riêng phần cổ cao 13 cm. Từ miệng đến bờm 26 cm, từ mắt này sang mắt kia 16 cm, chiều rộng miệng 11 cm, miệng mở 5 cm. Từ môi đến mép miệng 14 cm, lưỡi dài 5,5 cm, rộng 4 cm, có tất cả 26 cái răng chia đều cho hai hàm, cổ tròn có đường kính ngang 13,5 cm. Trọng lượng đầu rồng là 6,6 kg.

____
Hình rồng có những cánh tay thon mềm uyển chuyển như thường
thấy trong các điệu múa các vũ nữ
Điêu khắc rồng VN 6aaOnlinerong

Điêu khắc rồng VN Rong2-1

Điêu khắc rồng VN F3cOnlinebia
Bức hình rồng chụp từ bia

Điêu khắc rồng VN Bia2
Trên bia khắc cảnh đôi chuột chầu con cua, phía sau là
con rồng nằm buồn bã
http://www.thethaovanhoa.vn/383N2009040309566591T381/tu-con-rong-co-doi-tay-vu-nu!.htm
____


Rồng Việt Nam từ khởi nguồn đến hiện đại

Theo GS sử học Lê Văn Lan, hình tượng rồng Việt Nam mỗi thời mang dáng dấp riêng. Thời Lý rồng hồn nhiên, đến thời Trần được thổi vào vẻ mạnh khỏe, thời Lê thì quan liêu hách dịch và thời Nguyễn trở nên cứng nhắc.

Ngày cuối năm Tân Mão, trong căn nhà nhỏ trên phố Nguyễn Văn Tố (Hà Nội), GS sử học Lê Văn Lan say sưa nói về con rồng, biểu tượng của năm mới Nhâm Thìn. Theo ông, hiện có rất nhiều quan điểm và cái nhìn về rồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, để tìm hiểu được sâu sắc và tổng quan về con vật linh thiêng này cần bắt đầu từ ngôn ngữ học.

Rồng bắt đầu bằng phụ âm rung là "r". Từ "rồng" về mặt cấu trúc ngôn ngữ học là sự đơn âm tiết hóa (tức là làm cho từ gốc đa âm tiết của tiếng Việt cổ thành đơn âm) và được bảo lưu ở vùng Tây Nguyên. Ở đó người ta chỉ con sông là Krông, có 2 phụ âm kép K và R, nguyên âm "ông". Ví dụ Đăk - Krông nghĩa là nước sông; Krông Ana là thủy điện xây trên sông Ana. "Krông" khi đơn âm tiết hóa và bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "rồng".

"Do đó rồng có nguồn gốc tượng hình của con sông"
, GS Lan khẳng định và dẫn chứng thêm, nếu leo lên cao chụp lại các khúc uốn của con sông thì đó hoàn toàn là hình ảnh con rồng. Các biểu tượng rồng nghìn năm hiện nay cũng chính là hình ảnh dòng sông. Từ xa xưa, khi nào cần nước thì người dân cầu khấn rồng. Rồng sẽ phun nước cung cấp nguồn sống cho mùa màng. Rồng là một vị phúc thần.

Điêu khắc rồng VN Rong_ly
Hình tượng rồng thời Lý với thân tạo hình dòng sông.

"Nhiều người cho rằng rồng chỉ gắn với vua chúa. Rồng là vua với các từ như long nhan (mặt vua), long thể (người vua), long sàng (giường vua)... Nhưng đó là một suy nghĩ hạn chế bởi rồng không chỉ gắn bó mà còn đồng nhất, đùa cợt, chơi đùa với dân", GS Lan nói.

Ông dẫn chứng, nếu tìm các mảng điêu khắc đình làng, nơi chứa tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17-19 sẽ gặp một loạt hình tượng rồng gắn bó với dân. Có ông cụ rồng đeo kính dạy học cho lũ rồng con, có ổ rồng trong đó con rồng mẹ đang quấn quít cùng rồng con. Đặc biệt có cả cảnh các cô gái làng tắm trần nhưng ở thế tắm chung với rồng, vuốt râu rồng, thậm chí cưỡi lưng rồng...

GS Lan cho hay, trong văn hóa học, nơi nào là xuất phát của văn hóa thì gọi là "bình phát", còn nơi tiếp nhận gọi là "bình chứa". Ở Việt Nam lưu hành ý kiến văn hóa Việt thường xuyên là bình chứa, nhưng thực chất có thời kỳ chúng ta là bình phát, có sự giao lưu hai chiều.

Cũng trong ngôn ngữ học, âm rung là ngôn ngữ phương Nam, còn Hán ngữ không có phụ âm đầu rung. Chính vì thế nên Trung Hoa biến tất cả âm rung thành âm lưỡi, âm "l". Ví dụ trong xướng âm chúng ta có đồ, rê, mi, pha, son, Trung Hoa lại biến thành tồ, lê, mi, pha, xô. "Rê" thành "lê", đó là quy luật biến âm rung thành âm lưỡi.

"Việc rồng biến thành long là hoàn toàn đúng quy luật. Vì Trung Quốc có thời đã lấy rồng từ Việt Nam và biến thành long", GS Lan nói và khẳng định Việt Nam nên tự hào là khởi hình cho rồng Trung Hoa, táp vào các đặc điểm hình thể để tạo nên long.

Vị giáo sư sử học phân tích thêm, con rồng gốc Trung Hoa trên vùng Hoàng Hà, từ Đường, Lục triều, Hán thì chính là sư tử. Về sau, cùng với sự bành trướng xuống phía Nam, gặp Dương Tử giang đã tiếp nhận chữ "giang", âm viết là "công" chính là âm "K" trong từ Việt cổ "Krông" - một kênh tiếp nhận thêm các yếu tố rồng của Việt Nam. Từ thân là con thú sư tử thành thân dòng sông, thân rắn. Như vậy ít nhất một nửa rồng Trung Quốc là của Việt Nam.

"Ở Việt Nam còn tồn tại tư duy đèn xếp, gấp hết tất cả nếp văn hóa, thời gian lại và gọi chung là rồng Việt Nam. Nhưng ta có rồng Lý, rồng Trần, đến Lê, Nguyễn", GS Lan nói.


Rồng thời Lý uyển chuyển, thậm chí hồn nhiên, giữ nguyên khởi hình là con rắn. Nhiều người thấy hình vẽ thu nhỏ trên con tem, trông rất giống con giun thì gọi là rồng giun. Tuy nhiên, trước đây Viện trưởng Viện bảo tàng Mỹ thuật đầu tiên, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, thấy ai gọi là rồng giun thì có thể ngất vì giận.

"Đó là rồng rắn, con giun thì hèn hơn rắn nhiều và không thể uốn thân lượn sóng được. Con rồng này còn được lưu giữ ở trong những câu đồng dao như trò chơi dân gian rồng rắn lên mây", GS Lan cho hay.

Hình ảnh con rồng thời Lý thích hợp với chính sách nhà Lý lúc bấy giờ, mềm mại, uyển chuyển, xuất hiện những ông vua hiền. Cũng từ thời Lý, hình tượng rồng vua - rồng dân cũng có nét phân biệt, rồng vua có 5 móng, còn rồng dân chỉ 4 móng.

Thời Trần dùng nguyên hình ảnh rồng thời Lý nhưng táp vào đó hào khí Đông A. Hào khí thời Trần thấm vào con rồng khiến nó trở nên mập mạp. Nếu rồng Lý bị nhầm với giun thì rồng Trần không thể nhầm được vì nó khỏe mạnh, lực lưỡng.

Rồng Lê lại bị ảnh hưởng dội ngược từ Trung Hoa. Hình ảnh con rồng thời này vẫn còn lưu giữ trong điện Kính Thiên, đó là con rồng do vua Lê Thánh Tông cho làm vào ngày 15/8/1467 (âm lịch). Tạo hình con vật này hợp với thời phong kiến thịnh trị. Nó bệ vệ oai nghi trườn từ điện Kính Thiên xuống, dương vây dương vảy, tỏ vẻ nghênh ngáo đắc ý.

Nếu rồng thời Lý còn chân chim ưng xòe ra rất hồn nhiên vì gắn với tự nhiên thì rồng trong điện Kính Thiên thò tay ra quặp lấy râu, vuốt râu. Rồng thời Lê vì thế trở thành quan liêu, dương dương tự đắc. Nó không còn hồn nhiên như thời Lý, khỏe mạnh như thời Trần mà trở thành một thế lực ung dung tự tại, nghênh ngang, hách dịch.

Đến rồng thời Nguyễn thì hoàn toàn xơ cứng, thể hiện rõ bước thoái trào của chế độ phong kiến. Nó chịu ảnh hưởng ngược của rồng Trung Hoa, trở nên cứng ngắc, đầy vẻ dọa nạt giống con rồng thời Minh, Thanh. Rồng ở cung đình, đền miếu lúc này như một thế lực đe dọa chứ không đùa giỡn với mọi người. Nó đi qua bước hồn nhiên thời Lý, khỏe mạnh thời Trần, quan liêu thời Lê và trở nên cứng nhắc thời Nguyễn.

"Ngày nay, trong thị hiếu của thời đại mới thì hình tượng rồng càng phức tạp, lòe loẹt, chứ không sâu sắc mang ý nghĩa như ngày xưa. Đặc biệt khi ta đang muốn 'hóa rồng' thì cần chú ý chọn mô hình nào để mà 'hóa", GS Lê Văn Lan nói.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/rong-viet-nam-tu-khoi-nguon-den-hien-dai/


Last edited by Mèo Âu on 23.01.12 14:56; edited 5 times in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime13.01.10 0:59

Hình tượng rồng trong các triều đại Lý,Trần, Lê, Nguyễn

Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó.


Rồng thời Lý
(1009 - 1225)
Điêu khắc rồng VN Vietnamese_dragon

Điêu khắc rồng VN Rongly-1

Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "Rồng bay lên" Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn.

Triều Lý dựng đô, vua Thái Tông cho mở hàng quán chen chúc sát tới đền rất huyên náo. Vua thấy đền cổ bèn sửa sang lại làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió Bắc rất to, các nhà bên đều đổ hết, chỉ còn đền thờ. Vua mừng nói: "Đó là thần Long Đỗ coi việc nhân gian". Hình Rồng thời Lý được trang trí ẩn hiện trong hình lá đề, cánh sen giỡn sóng, ở bệ tượng đức Phật Adiđà, Quan Âm... Rồng thời Lý có thân hình tròn trặn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dần về phía đuôi, có dáng dấp gần gũi với loài rắn nhưng đầu Rồng có tỷ lệ cân đối so với thân, chân nhỏ, mảnh, thường là 3 ngón. Rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát. Những khúc uốn hình chữ S gần như không thể thiếu. Rồng được trang trí trong chùa tháp, cung điện có đầu ngẩng cao, mồm há rộng giỡn ngọc, mào hình ngọn lửa hướng về phía trước, tai bờm, râu rồng vút nhỏ dần chuyển động như bay lượn tạo nên bố cục chặt chẽ. Nhìn tổng thể, Rồng Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt.

Điêu khắc rồng VN 047
Đầu rồng bằng đất nung chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều - Quảng Ninh

Điêu khắc rồng VN 2009052017_dsc00204___
Điêu khắc rồng VN UrngtnungthiL
Phù điêu đầu Rồng thời Lý
Đầu rồng đất nung

Điêu khắc rồng VN Rongly

"Con rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực của vua chúa. Song, rồng thời Lý có những đặc điểm cấu tạo khác hẳn với các hình rồng thời trước hoặc hình rồng cùng thời ở Trung Quốc ( Hán, Đường, Tống ). Rồng thời Lý được thể hiện trong dáng dấp hiền hòa mềm mại, không sừng trên đầu và thân uốn lượn hình chữ S ( Một biểu tượng cầu mưa của ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước cổ vốn sinh tụ ở Vùng Nam Á). Thân rồng khá dài, tròn lẳn, uốn khúc mềm mại, thon nhỏ dần từ đầu đến đuôi, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu ""thắt túi"", mang dạng của một con rắn, do đó còn được gọi là ""rồng rắn"" hay ""rồng run"". Mọi chi tiết như mào, lông, chân đều phụ họa theo kiểu thắt túi."

Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay, các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Đó là nhưng con rồng thân tròn lẳng, khá dài và không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn.

Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.

Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.

Điêu khắc rồng VN 189278392_df450f1750
Ngói ống đầu lá đề hình rồng thời Lý (TK XI-XII)
Rồng trong lá đề trang trí mái bằng đất nung. một trong những mô típ đặc trưng nhất của rồng Việt Nam thời Lý Trần, khi Phật giáo rất thịnh hành và đặc biệt là Thiền Tông

Điêu khắc rồng VN 112
Ngói ống thời Lý
Phần diềm ngói

Điêu khắc rồng VN Ltnunghnhrng
Lá đề hình rồng thời Lý – Trần

Điêu khắc rồng VN Rngtrongl1
rồng trong lá đề

Điêu khắc rồng VN 2
Rồng đá bên tượng đài Lý Công Uẩn

Điêu khắc rồng VN 0505Fo10L
Gạch trang trí hình rồng thời Lý (1010-1225)

Điêu khắc rồng VN 477889792_0c20a32717_o

Điêu khắc rồng VN IMG_6794
Đầu rồng thời Lý - Hoàng thành Thăng Long

Điêu khắc rồng VN Sutrang
Mảnh tháp sứ trắng trang trí rồng thời Lý

Điêu khắc rồng VN DSC_1781
Nắp hộp men lục trang trí rồng thời Lý

Điêu khắc rồng VN 376660
Đôi rồng thời Lý phủ phục bên mạn sườn đồi thờ nguyên phi Ỷ Lan

Điêu khắc rồng VN Bia-da-chan-de-tao-rong
Bia đá tạo rồng ổ- đặc trưng thời Lý dưới chân núi Ngô Xá (Ý Yên, Nam Định)

Điêu khắc rồng VN ColumnShoe
柱の礎石
西暦1057年、ファット・チック寺院、バクニン省
黎朝の創始者であるリー・コン・ウアンは全土に仏教を広めるよう督励した。
仏教の影響を示すハスの花と竜は黎朝の象徴であった。

Điêu khắc rồng VN Ronglytranpng
rồng Lý - Trần

Điêu khắc rồng VN Trangtri
Những trang trí thời Lý trên đài sen bệ tượng khảo quật được.

Điêu khắc rồng VN 046
Bia thời Lý chùa Quỳnh Lâm - Quảng Ninh

Điêu khắc rồng VN 055
Bia thời Lý chùa Long Đọi - Hà Nam

Đôi rồng trên cột đá chùa Dạm cũ, bằng chất liệu xi măng được chế tác từ thời Lý - thế kỉ 11-12, tại bảo tàng Mỹ thuật VN:
Điêu khắc rồng VN 75161208-124565_chuaDamcu1

Điêu khắc rồng VN 24346ce6d8c37068

Điêu khắc rồng VN 24346ce6d7d6486d

Điêu khắc rồng VN H063

Điêu khắc rồng VN DSCN0067

Điêu khắc rồng VN DSCN0069

Chùa Dạm - Bắc Ninh, cột đá chạm rồng thời Lý lớn nhất
Nét nổi bật của chùa Dạm - Bắc Ninh là cột đá thời Lý (được gọi là cột biểu chùa Dạm). Cột biểu gồm hai khối đá chồng lên nhau cao trên 5m (phần ngọn nay đã gẫy). Phần dưới là khối hình hộp, tiết diện gần vuông (cạnh 1,40m x 1,60m). Phần trên là khối hình trụ có tiết diện tròn (đường kính 1,30m) chạm nổi đôi rồng lớn quấn quanh cột, đầu ngẩng cao, miệng ngậm ngọc, chầu vào hình mặt trời tỏa sáng.
Điêu khắc rồng VN 0822aj1

Điêu khắc rồng VN 005
Chiều cao của cây cột đá hiện còn 5m, không kể phần bị gãy. Ông Phạm Mạnh Tập, người chịu trách nhiệm trông coi di tích này cho biết: Theo người xưa truyền lại, cây cột nguyên thủy cao hơn hiện tại rất nhiều, vào thế kỷ XVI đã bị sét hoặc bão đánh gãy, vết gãy nham nhở vẫn còn hằn rõ trên đỉnh cột. Ngôi chùa hoành tráng thuở xưa đã không còn.

Cột đá này cao khoảng 4m dưới vuông trên tròn, ở giữa có điêu khắc một đôi rồng đời Lý cực đẹp, nét khắc sâu đến nỗi 900 năm mưa gió vẫn không mòn.
Đôi rồng này là biểu tượng rõ và đầy đủ nhất về rồng đời Lý, với bộ bờm mây, mào, răng, tai lá đề, ngậm ngọc vân mây... tuyệt đẹp. Thân trơn uốn khúc, chân năm móng, vẩy nhọn.
Cột đá này thực tế làm gì? Không ai dám khẳng định chính xác.

Có người cho rằng đó là biểu tượng Linga - sinh thực khí du nhập từ Chămpa thời đó. Cũng có phần đúng, vì đặc trưng dưới vuông trên tròn khá giống Linga (topic Quảng Nam tớ đã viết khá nhiều).
Có người cho rằng đó là biểu tượng Trụ trời, trên tròn là Trời, dưới vuông là đất, đứng trong vòng tròn hình sóng nước - cánh sen của Phật pháp.

Điều lạ là trên đỉnh cột có mấy lỗ vuông vức khắc vào rất sâu. Phải chăng trên đó còn một cấu trúc gì nữa nay đã mất? Cũng chưa ai giải thích chính thức.

Điêu khắc rồng VN GIP_23
Gốm thời Lý

Điêu khắc rồng VN 2223456260_68eabd503e

Điêu khắc rồng VN Storms_ma_ly_10101


Last edited by Mèo Âu on 30.01.10 4:11; edited 18 times in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime13.01.10 2:42

Hình tượng rồng thời Trần
(1225 - 1400)

Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềm (như ở chùa Phổ Minh).

Điêu khắc rồng VN Rongtran

Điêu khắc rồng VN IMG_6772

Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay

Điêu khắc rồng VN H007
Đầu rồng đất nung thời Trần

Điêu khắc rồng VN 0505fo26l
Tượng “Đầu rồng ngậm châu” thời Trần (TK XIII-XIV)

Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.

Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.

Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.

Điêu khắc rồng VN Phominh09
Cửa thời Trần (tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội)

Điêu khắc rồng VN Phominh10
Cửa thời Trần (tại Bảo tàng Nam Định)

Điêu khắc rồng VN H099
Cửa thời Trần (tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội)

Điêu khắc rồng VN Df8b19ea87a684ff_S

Điêu khắc rồng VN Varong

Điêu khắc rồng VN Canh-cua-chua-Pho-Minh
Cánh cửa chùa Phổ Minh

Điêu khắc rồng VN E999B3E6B395E99BB2E5AFBAE5BDABEFBC9
ベトナムの首都ハノイ市郊外にある法雲寺。龍の姿が彫られています。
( http://buddha2007.blog.so-net.ne.jp/2008-12-31 )

Điêu khắc rồng VN Rong-chau-trong
Điêu khắc rồng VN E78E84E78F8DE585ACE4B8BB
Đôi rồng chầu tại đền thờ Trần Nhân Tông dài nhất.
Mỗi rồng chầu dài 105m, đầu cao 3,5m, thân cao 2,5m, vòng bụng nơi lớn nhất 2,6m, do nghệ nhân Nguyễn Đình Quang và 20 thợ kép thực hiện từ ngày 1-6 đến 15-10-2008. Để tạo hình đôi rồng chầu cần đến 78m3 cát, 8m3 sạn, 41,5 tấn xi-măng, 1,5 tấn sắt, 6 tấn bột đá, 3.300 viên gạch 6 lỗ, 33.000 viên gạch thẻ.

Điêu khắc rồng VN Phominh02
Mặt tiền chùa Phổ Minh, thành phố Nam Định (chụp năm 1990)

Điêu khắc rồng VN Phominh03
Mặt tiền chùa Phổ Minh, thành phố Nam Định (chụp năm 2008)

Điêu khắc rồng VN 20090717115654nghedaphominh4
rồng đá, Nghê đá đuôi sóc tại chùa Phổ Minh, Nam Định, nằm trong quần thể di tích đền Trần.
Đã 700 năm

Điêu khắc rồng VN Rong
Rồng Chùa TRẦN (Phổ Minh)

Điêu khắc rồng VN H17a-88

Điêu khắc rồng VN 76
Rồng đá đời Trần

Điêu khắc rồng VN 89273365
Lan can đá trạm hình con sấu tại di tích lăng vua Trần Anh Tông, thôn Trại Lốc, xã An Sinh.

Điêu khắc rồng VN Ammentrang-6
Âm men trăng quai rông đơi Ly Trân XIII – XIV Century Ewer with white glaze, dragon shaped handle and spout

Điêu khắc rồng VN Lichsu10hinh61NCjpg
Hình rồng và hoa dây

Điêu khắc rồng VN 00385982_product
Điêu khắc cổ Việt Nam thời Trần. Hình rồng trên bệ Tam Thế

Điêu khắc rồng VN SGKLichsu7hinh1538jpg
Hình đầu rồng men lục ở thế kỉ XIV - XV

Spoiler:
ベトナムの陶磁は1〜3世紀頃に中国後漢代の灰釉陶の影響を受けて始まります。器種の中には中国漢代の銅器の影響が色濃く見えるものもあります。
11世紀、李王朝によってベトナムの独立を迎え、ベトナム陶磁は新たな歴史を踏み出していきました。13世紀から14世紀にかけての陳王朝の時代には、白磁、青磁、褐釉、白釉褐彩に加えて、緑釉、鉄釉も生れてベトナム陶磁としての独特の世界が作られています。14世紀には既にこの太宰府の地にもベトナムの鉄絵がもたらされています。
15世紀には中国から青花、五彩の技術も伝わり、黎王朝の時代にはベトナム陶磁の最盛期を迎えています。17世紀には日本から青花の注文も行われており、これらのベトナム陶磁は江戸時代には「安南」の名で親しまれてきました。

=====
Trong văn hóa phương tây thì hình tượng con Rồng tượng trưng cho cái xấu,cái ác.Nếu bạn để ý trong phim tấy sẽ thấy những con rồng của họ có cánh,phun lửa,thường xuất hiện để phá hoại dân lành.
Tuy nhiên dtrong văn hóa Trung Quốc thì hình tượng còn rồng lại tượng trưng cho thiên tử,con trời.Nhưng nguồn gốc con rồng của TQ lại xuất phát từ người Việt cổ.Trong con Rồng người Viêtr cổ xưa thì con Rồng rất gần gũi với con rắn hay con cá sấu,vì là nền văn minh lúa nước.
Thời Nhà Lý con rồng mang 1 phong cách quý tộc nhưng lại đậm vẻ hiền lành ,thanh thoát nhỏ nhắn( thời đó nước nhà yên bình)
Trong thời Trần con rồng vẫn mang dáng vẻ quý tộc nhưng có gì đó mạnh mẽ,dũng mãnh hơn.do trong suy nghĩ của con người nhà Trần vị thế quân sự của nước nhà đã đc nâng tầm lên.Nền quân sự của Đại Việt không còn thu nhỏ nữa mà tầm ảnh hưởng của nó đã lớn do 3 lần thắng Nguyên Mông.


===
Spoiler:


Last edited by Mèo Âu on 28.01.10 10:53; edited 13 times in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime13.01.10 3:13

Hình tượng rồng thời Lê
(1428 - 1788)

Điêu khắc rồng VN Rongle

Điêu khắc rồng VN H008
Hình vẽ rồng thời Lê

Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.

Điêu khắc rồng VN Imgb85600010q7scg
1467年に作られた龍の階段。

Nếu rồng ở thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XV) thường là rồng đơn hoặc rồng đôi, tư thế chung nghiêm túc, đường bệ, thì từ thời Mạc rồng trên bia đá vẫn đỉnh đạc, nhưng rồng trang trí trên gỗ ở các đình làng thường là rồng đàn, rồng ổ, nó hòa đồng với nhiều con thú bình dị khác. Thậm chí có cả hình ảnh con gái ngồi cởi trên lưng hoặc lên đầu. Có sách sử cho rằng đây là dấu hiệu bắt đầu suy tàn của thời kỳ phong kiến khi mà hình ảnh rồng (vua) đã không còn được nghiêm trang uy nghi nữa.

Điêu khắc rồng VN 40011120-11382sm
Phù điêu Rồng men xanh lục thời Lê

Điêu khắc rồng VN HT3
Gạch ốp trang trí nổi hình rồng thời Lê

Điêu khắc rồng VN 40043381-38257sm
Tượng rồng đất nung thời Lê

Điêu khắc rồng VN DaurongLe_smallTT
Đầu Rồng
Đất nung. Triều Lê Sơ. Thế kỷ XV
Lam Kinh - Thanh Hoá

Điêu khắc rồng VN IMG_4448
Rồng đá thời Lê sơ

rồng nằm ở trước thềm điện Kính Thiên trong hoàng thành Thăng Long. Con rồng đời Lê sơ, hơn 500 năm trước
Điêu khắc rồng VN 2008_02_Tet2068KinhThien

Điêu khắc rồng VN 2008_02_Tet2069KinhThien

Điêu khắc rồng VN Dragon_Le_dynasty_Vietnam

Điêu khắc rồng VN Lamkinh3
Rồng đá trước sân chầu Lam Kinh.

Điêu khắc rồng VN Picture3
Đôi rồng đá thời Lê

Điêu khắc rồng VN H009
Rồng đá điện Kính Thiên thời Lê

Điêu khắc rồng VN 1
Đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên từ thời Lê Thái Tổ

Điêu khắc rồng VN H066
Cặp rồng đá thời Lê

Điêu khắc rồng VN 3271049803_24640869a6
Điêu khắc rồng VN 3272012600_5e540f3b15
Di tích điện Kính Thiên hiện giờ chỉ còn nền điện và thầm bậc với phía trước là đôi rồng đá thời Lê dài 5.3m, chín khúc trong thế trườn xuống từ thềm điện, và hai bờ thềm bậc tạc mây lửa và hoa lá cách điệu (tạc năm 1467)

Điêu khắc rồng VN 3271865930_963e767d48
đôi rồng đá tạc thời Hậu Lê dài 3.4m ở phía sau điện

Điêu khắc rồng VN 75170465-153128_Lamkinh1
Rồng đá thời hậu Lê tại Khu di tích Lam Kinh

Điêu khắc rồng VN Chua_Chien_33

Điêu khắc rồng. Đình Chu Quyến:
Điêu khắc rồng VN IMG_2028
Điêu khắc rồng VN DinhChuQuyen
Điêu khắc rồng VN CautrucbentrongdinhChuQuyen
Điêu khắc rồng. Đình Chu Quyến
Spoiler:

Điêu khắc rồng VN Ngulongmon2
Ngũ Long Môn nhìn cận cảnh A close-up of the Five_Dragon Gate

Điêu khắc rồng VN Ngulongmon4-1
Hình rồng đá trước cửa Ngũ Long Môn
A stone dragon in the front of Ngu Long Mon

Điêu khắc rồng VN Ngulongmon3
Hình rồng trạm trên cánh cửa của Ngũ Long Môn
Dragons that are carved in a door of Ngũ Long Môn

Điêu khắc rồng VN DSCN0014
Cánh cổng chạm khắc hình rồng ở Ngũ Long Môn

Điêu khắc rồng VN Pc4
Hình tượng rồng trên đầu dư (Đình Phương Châu, thôn Phương Châu, xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội)

Điêu khắc rồng VN Anh_2_jpg

Điêu khắc rồng VN H100
Cửa chùa Keo có chạm rồng (thời Lê)
Đến thời cuối Lê thì uy quyền vua Lê không còn uyệt đối như xưa, con rồng nghiêng về cách điệu khi chạm khắc trên gỗ, như ở xà nách

Điêu khắc rồng VN H101
Rồng cách điệu được chạm trên gỗ ở chùa Keo vào thời hậu Lê.
Và nhà Mạc tiếm ngôi, khi nhà Lê trung hưng thì gặp nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, nghệ nhân đã cho con rồng nằm, hoặc dân gian hóa con rồng khi cho thần tiên hoặc người cưỡi rồng

Điêu khắc rồng VN H103
Tiên cưỡi rồng

Điêu khắc rồng VN H104
Người cưỡi rồng

Điêu khắc rồng VN Trang-tri-ktruc-LK
Một số trang trí kiến trúc Chính điện thời Lê Sơ

Điêu khắc rồng VN Trang-tri-kien-trucLK
Một số trang trí kiến trúc Chính điện thời Lê Trung Hưng

Điêu khắc rồng VN Brick
素焼きレンガ
16世紀、ハ・タイ省出土
強さを象徴するトラの模様が入った、道教寺院の基礎レンガとして使われていた。

Điêu khắc rồng VN Dia_trang_tri_rong_thoi_Le_So
Đĩa gốm men lam trang trí hình rồng, thế kỷ 15 thời Lê Sơ
A ceramic disc made in 15th century in Northern Vietnam.

Điêu khắc rồng VN _s_hoa_lam_thi_L_S_
Nhóm đồ sứ hoa lam cao cấp trang trí rồng, phượng. Đồ ngự dụng, thời Lê Sơ TK 15

Điêu khắc rồng VN Lichsu10hinh63NCjpg
Bát trang trí hình rồng nổi thời Lê sơ

Điêu khắc rồng VN Hoavan
Phù điêu cá hóa rồng ở thềm bậc điện Kính Thiên

Điêu khắc rồng VN Picture2
Tượng cá chép hóa rồng bằng gỗ sơn thếp

chum Lê vẽ rồng
Điêu khắc rồng VN 19261261147155 Điêu khắc rồng VN 99041261147190

chum Mạc vẽ rồng
Điêu khắc rồng VN 57761261147425

========

Spoiler:
___
Cụ rồng kỳ lạ: “miệng cắn thân, chân xé mình” - Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh
Điêu khắc rồng VN 08108-thinh3
Bức tượng đá cao cả 1m, rồng dữ cắn phập vào thân mình, tay chân xé cơ thể mình, thật rợn người.

Điêu khắc rồng VN 08108-thinh2

Điêu khắc rồng VN 08108-thinh1
Tay phải xé từng khúc thân thể, tay trái cũng xé nửa còn lại của thân thể, rồi vật cả cái đuôi của mình như muốn xé toang, muốn dứt ra vứt bỏ. Bức tượng như nỗi dày vò của Thái sư Lê Văn Thịnh và vua Lý Nhân Tông sau nghi án Lê Văn Thịnh hóa hổ giết vua trên hồ Dâm Đàm?!

Điêu khắc rồng VN 08108-thinh-diec Điêu khắc rồng VN 08108-thinh-thong

Điêu khắc rồng VN Ran_than-Le_Van_Thinh
Ý tưởng sâu sắc qua rồng đá khái quát hình tượng vua Lý Nhân Tông đớn đau, quằn quại tự giầy vò cõi lòng sâu thẳm về sự đã rồi, bởi vua chỉ bằng một tai nghe lời đường mật của kẻ xiểm nịnh lỡ đầy đọa thầy học của mình, dập vùi hiền tài của đất nước (Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hầu Lý Nhân Tông học thuở nhỏ, khi xảy ra nghi án hồ Dâm Đàm, ông ở cương vị Thái Sư, bị Lý Nhân Tông bắt đi đầy ở trại Thao Giang). ý tưởng và giá trị nghệ thuật của rồng đá của nhà Điêu khắc xem như lời nhắn gửi các bậc vua chúa, quan lại và người đời, khi giải quyết bất kỳ công việc lớn, nhỏ đều phải thận trọng nghe bằng hai tai, phải xuất phát từ thực tế khách quan, công tâm, sao cho thấu tình, đạt lý.
http://5giay.vn/showthread.php?t=947956
http://www.vnn-news.com/spip.php?article5025
http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/dieu-khac-phat-giao/1272-ieu-khc-inh-lang-vit-nam.html

____
Điêu khắc rồng VN H011
Rồng thời Mạc trên bình gốm Chu Đậu


Last edited by Mèo Âu on 30.01.10 3:38; edited 20 times in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime13.01.10 3:34

Hình tượng rồng thời Nguyễn
(1802 - 1945)

Điêu khắc rồng VN H012

Điêu khắc rồng VN 10-10Fi03L

Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.

Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Ngày nay, hình tượng rồng tuy không còn mang tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dù ở bất cứ thời điểm nào, rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.

Điêu khắc rồng VN 2008_02_Tet2101KinhThien

Điêu khắc rồng VN H013
Rồng đá thời Nguyễn

Điêu khắc rồng VN H072
Rồng ở bờ nóc điện Thái Hòa của triều Nguyễn

Điêu khắc rồng VN H093
Mặt nả ở một công trình kiến trúc cung điện của triều Nguyễn.
Ở trán bia của Quốc tử giám triều Nguyễn có chạm một mặt nả hay mặt rồng trông uy nghi, dữ tợn. Và mặt nả chạm trên đá này vừa tả thực với hai chân rồng vừa cách điệu theo lối lá hóa. Hai tai rồng như hai ngọn lá có 5 khía chứ không phải 3 khía.

Điêu khắc rồng VN Nguyen
Tượng rồng (thời Nguyễn) phía sau Cổng Văn Miếu Môn

Điêu khắc rồng VN Overland_2_1_3s
カイディン帝廟の龍

Điêu khắc rồng VN 0908Fi03L
Mẫu thêu đầu rồng thời Tự Đức.

Điêu khắc rồng VN 0807Av15L
上品な陶象嵌
芸術の龍の浮彫

Điêu khắc rồng VN 0807Av17L
カイ・ディン廟にある巧みな龍の浮彫

Điêu khắc rồng VN Src_17961324
カイディン帝廟

Điêu khắc rồng VN Src_17961325
カイディン帝廟。廟へは石段を上って行きます。
手すり部分にも龍が刻まれています。

Điêu khắc rồng VN Src_17961358
カイディン帝廟。短い階段にもちゃんと龍が彫られてます。

Điêu khắc rồng VN 08010432953
灵柩和雕像

Điêu khắc rồng VN Src_18154004
トゥドゥック帝廟。すっごい緻密な彫刻が全体に施されてる。

Điêu khắc rồng VN Src_18154014
トゥドゥック帝廟。龍は、全部陶器のカケラで描かれています。

Điêu khắc rồng VN 0807Av19L
フエ省クアンディエン郡クアンコン村にある礼拝堂

Điêu khắc rồng VN Roof_detail_dragon
Dragon roof detail, imperial enclosure, Huế

Điêu khắc rồng VN Lrg_10412748
グエン王朝の王宮址。王室劇場は立派に改装されて、今でも演奏会等に使われているようでした。
太平楼の建物装飾も見事です。

Điêu khắc rồng VN Ngulongmon4
One of four dragons in front of Ngu Long Mon
Hình rồng đá trước cửa Ngũ Long Môn

Điêu khắc rồng VN Src_17912739
彫刻を施した白い柱です。石柱でした。建ても仁尾の一番外側を支えているようです。

Điêu khắc rồng VN Lrg_17912751
石柱の彫刻のアップです。龍の文様でした。石柱の彫刻が素晴らしいのは、台湾の台北にある龍山寺を雅先に思い浮かびます。柱も一回り大きく、彫刻の立体感も見事でした。

Điêu khắc rồng VN Src_17912752
建物に向かって右側方面の、石柱の並ぶ光景です。雨を考慮して、石の柱が選ばれたのでしょうか。

Hội An:
Điêu khắc rồng VN Hoi_An_16

Điêu khắc rồng VN Hoi_An_16

======
Các mô típ trang trí thường gặp và đề tài trang trí phức hợp

Lưỡng long triều nhật (lưỡng long chầu nguyệt) ( sử dụng và phát triển từ thời Nguyễn về sau). Rồng chầu hoa cúc, hoa hướng dương đều là các dạng của lưỡng long triều nhật
ý nghĩa cầu trời mưa, hình tròn có ngọn lửa tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, mang đến mùa màng tươi tốt.. Hoa cúc và hoa hướng dương cũng được sử dụng tượng trưng cho mặt trời.

Điêu khắc rồng VN Ca7cd7f8
Mô típ lưỡng long triều Nhật trên bờ nóc

Cá hoá rồng
: thường gặp thời Nho học thịnh đạt, thời Nguyễn
Gợi nhớ đến sự đỗ đạt trong các kỳ thi và được Vua phong chức tước. Ðây là một minh chứng cho việc ảnh hưởng sâu sắc của trang trí đề tài Nho học vào Phật giáo.

Điêu khắc rồng VN CARONG
Cá hoá long bằng gốm thường gặp ở đình chùa miền Nam

Rồng hoá lá, rồng hoá cây...
Rồng thường thấy trong mô típ trang trí này là rồng hoá lá, rồng hoá cây hoặc cây hoá rồng, dây lá hoá rồng

Điêu khắc rồng VN 0e07c596
Mô típ rồng hoá cây

Ngư long hí thuỷ
Rồng và cá chép vờn nhau trong sóng nước
Mô típ trang trí khá phổ biến trong trang trí đình chùa Bắc Bộ

Điêu khắc rồng VN 3c9b0591
Trang trí trên cốn

中国:http://www.karakusamon.com/ryumon.html


Last edited by Mèo Âu on 30.01.10 3:37; edited 2 times in total
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime27.01.10 2:41

Cổ vật Rồng

Tô Thiệu Trị Niên Tạo
Điêu khắc rồng VN 36671259913170
Điêu khắc rồng VN 53531259913082
Điêu khắc rồng VN 13621259912968

Con rồng trên đồ pháp lam Huế:
Hiệu triện đề Minh Mạng Niên Chế:
Điêu khắc rồng VN 04425926_1_1

Điêu khắc rồng VN 04425978_1_1

Điêu khắc rồng VN 85311260245860

Điêu khắc rồng VN 97511261144008
bình hoa vẽ rồng gốm Châu Ổ

Điêu khắc rồng VN 36971261144725
đôi choé Vạn Ninh vẽ rồng

một số bát nhang có vẽ hoặc chạm rồng bằng gốm Việt
Điêu khắc rồng VN 84431261146692
Điêu khắc rồng VN 16181261146729
Điêu khắc rồng VN 56081261148598
Điêu khắc rồng VN 77831261148488

http://www.covatvietnam.com/doco/showthread.php?p=3207#post3207
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




Điêu khắc rồng VN _
PostSubject: Re: Điêu khắc rồng VN   Điêu khắc rồng VN I_icon_minitime

Back to top Go down
 

Điêu khắc rồng VN

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com