♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 _
PostSubject: Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女   Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 I_icon_minitime06.09.11 14:37

CÔNG NỮ NGỌC HOA, NÀNG LÀ AI?

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 NgocHoa01
Tấm kính soi của công nữ Wakaku đem từ An-Nam qua Nhật.
Trước khi Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc cho ấn hành cuốn “Nguyễn Phúc tộc Thế phả” (nhà xuất bản Thuận Hóa, 1995) thì khi đề cập đến bốn người con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, hầu hết các tài liệu lịch sử vì không biết tiểu sử của hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa (hoặc có thể vì lý do khác) nên chỉ ghi là “khuyết truyện”.


Tập san BAVH (2) ghi như sau:

1)-Ngọc Liên: [Mẹ là hoàng hậu (3)] Vợ của Nguyễn Phúc Vinh, con trưởng của Mạc Cảnh Huống, phó tướng, trấn thủ Trấn Biên, về sau đổi là Nguyễn Hữu Vinh.(4)

2)-Ngọc Vạn: (Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.

3)-Ngọc Khoa:(Mẹ là hoàng hậu) Không để lại dấu tích.

4)-Ngọc Đỉnh:(không rõ mẹ là ai) Lấy Nguyễn Cửu Kiều, Nghĩa Quận công, con của Lê Quảng, tước Quận công(4). Bà mất năm Giáp Tý (1684).


Từ khi “Nguyễn Phúc tộc Thế phả” được xuất bản tại Huế (1995) thì tiểu sử hai công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa mới được công bố rõ ràng :

- Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (con gái thứ hai của Sãi vương) Năm Canh Thân (1620 ) bà được Đức Hy Tông (Sãi vương) gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Về sau nể tình bà, vua Chân Lạp cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay).

- Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (con gái thứ ba của Sãi vương) Năm Tân Mùi (1631) bà được Đức Hy Tông gả cho vua Chiêm Thành là PôRôMê.Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp.

Sách “Dân tộc Chàm lược sử” cũng có ghi chép về cuộc hôn phối Việt Chiêm nầy.


Sau khi “Nguyễn Phúc tộc Thế phả” được phát hành và sau khi đài truyền hình VTV ở Sài Gòn chiếu phim “Thời gian vĩnh cửu” (1996) - phim do đài truyền hình CV21 của Nhật và đài VTV của Việt Nam phối hợp thực hiện – thì năm 1997, trong sách Hội An do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, ở chương 3 mục 1 ”Hai người đàn bà Hội An ở Nhật Bản”, tác giả Nguyễn Văn Xuân viết: ”Sotaro, âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang. Dòng họ nầy rất giàu có và đã sang ở Hội An rất sớm, bằng cớ còn lưu lại là một bức thư ngắn bằng chữ nôm gởi cho chúa Nguyễn. Mộc Thôn là chủ một chiếc tàu riêng. Ông cư trú tại đây làm ăn và gây nhiều cảm tình mật thiết với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông được chúa Nguyễn tin cậy, giao cho nhiều trọng trách ở Hội An. Vào năm 1619 chúa Nguyễn lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối (tức là làm chức quan trung thành với chúa ). Sau đó chúa cho ông lấy họ Nguyễn tên Đại Lương, cự danh Hiển Hùng. Chúa cũng mưu sự giao thông lâu dài, tốt đẹp với Nhật Bản nên gả con gái là Ngọc Khoa cho ông (cf Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang).


Trên “Đặc san Quảng Đà” năm Mậu Dần 1998 do nhà xuất bản Sông Thu ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ xuất bản tháng 6/1998, trong bài ”Những nét đại cương về thành phố Hội An", mục ”Hội An và giai thọai công chúa Ngọc Khoa” đưa ra cả hai thuyết về công chúa Ngọc Khoa như sau:

1.-Công chúa đã kết hôn với vua Chăm Pa là Po Ro Mê.

2.-Công chúa kết hôn với một thương khách người Nhật Bản đến buôn bán nhiều năm tại Hội An (1603 – 1619) tên là Araki Sotaro, tên Việt là Nguyễn Đại Lương. Bà đã theo chồng về Nhật năm 1620, gặp lúc Nhật cấm tàu buôn xuất dương, đành ở lại Nagasaki, lấy tên Nhật là Okakutome, gọi thân mật là Anio. Họ sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Yasu. Sotaro qua đời năm 1636 và công chúa Ngọc Khoa cũng mất vào năm 1645; ngôi mộ của hai người đươc chôn cất trong khuôn viên chùa Daionji, nơi họ đã bỏ công sức xây cất và trùng tu (Trần Gia Phụng/Ai đưa công chúa sang ngang).

Trong bài viết trích dẫn trên, tác giả Trần Gia Phụng lập luận rằng bà vợ của thương nhân Sotaro chắc chắn không thể là công nữ Ngọc Khoa. Nhưng Trần Gia Phụng không xác định bà vợ đó là ai. Ông chỉ phỏng đoán rằng:

1.-Vì muốn tăng giá trị của người đàn bà ông yêu mến, Sataro có thể nói với gia đình hoặc với bà con rằng vợ của ông là công chúa hay gì đi nữa, làm sao ai biết được?

2.-Bà vợ của Sataro có thể là một người bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc, có thể đã được Nguyễn Phúc Nguyên, khi ông còn là hoàng tử trấn nhậm ở Quảng Nam, tác thành cho hai bên lập gia đình với nhau. Biết đâu Nguyễn Phúc Nguyên nhận người đàn bà nầy làm con nuôi trong gia đình để làm tăng giá trị của cuộc hôn nhân? Dù thế nào đây cũng là một điều lý thú có thể nghiên cứu thêm bằng những tài liệu về phía Nhật Bản (Trần Gia Phụng/bài đã dẫn).


Nhận xét:

1)- Về phiên âm tên Araki Sotaro: taro âm Hán Việt là thái lang. Theo phong tục Nhật Bản, thái lang là tên đặt cho người con trai trưởng. (Có vài tài liệu ghi là Sataro Araki, đó là ghi theo kiểu người Âu, tên trước, họ sau). Tên Việt Nam của Sataro là Nguyễn Thái Lang, có lẽ là dựa theo chữ taro. Có vài tác giả gọi là Nguyễn Đại Lương, chắc là do nhầm lẫn vì chữ Thái và chữ Đại (Hán tự) chỉ khác nhau cái dấu chấm, còn chữ Lương là phần bên trái của chữ Lang. Araki Sotaro đọc theo âm Hán Việt là Hoang Mộc Tông Thái Lang. Tác giả Nguyễn Văn Xuân phiên âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang e không đúng (Mộc thôn = Kimura)

2)- Như trên đã nói, tác giả Trần Gia Phụng phỏng đoán vợ của Sotaro có thể là một người con nuôi và ông gợi ý phải nghiên cứu thêm những tài liệu về phía Nhật Bản. Có lẽ ông muốn nói đến bản dịch bộ sách ”Hòa văn ngọai thiên thông thư” (trong đó ghi chép những liên hệ của người Nhật đến buôn bán ở Hội An từ năm 1559 đến 1674, kể cả câu chuyện của Sataro) mà ta chưa có.

Trong một bài viết của ông Đỗ Thông Minh, một cựu du học sinh ở Nhật Bản nhan đề là “Người Việt Nam đầu tiên ở Nhật Bản” , tác giả có nhắc đến cuốn ”Những Samurai của biển” (Umi no Samuraitachi) do Ichiro Shiaishi viết có ghi chép về cuộc hôn nhân Nhật Việt nầy. Chúng ta chờ đợi những phát hiện mới từ phía những tài liệu Nhật Bản nầy.

3)- Cũng trong bài viết ”Người Việt Nam đầu tiên ở Nhật Bản”, tác giả ghi rõ ràng "…. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Hoa, còn có tên là Vương Gia Cửu là người Việt đầu tiên đến định cư ở Nhật Bản”.

Một tác giả khác, ông Mai Thanh Hải, trong cuốn ”Chuyện kín cấm thành” (nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin VN, 2008), trong chương ”Lấy chồng ngọai quốc”, trang 16 viết rằng ”…Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái, cô lớn tên là Ngọc Liên,….. cô út là Ngọc Đỉnh…. còn lại ba con gái nữa….. công nữ Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp,… công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chăm Pa là PôRôMê, và công nữ Ngọc Hoa gả cho một thân vương Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang làm ăn buôn bán ở cửa biển Hội An (Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ức nào.)”

Còn nữa, Việt Sử Giai Thọai có dẫn lời của cụ Đào Trinh Nhất (5), cho biết Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 5 con gái theo thứ tự là Ngọc Liên, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa, Ngọc Đỉnh và Ngọc Hoa.

Không ai trong 3 tác giả trên cho biết xuất xứ của thông tin trên cho nên ta không biết cái tên Ngọc Hoa lấy ở đâu ra.


Thế còn BAVH thì sao?

BAVH năm 1933, cuốn 4 trang 268, trong bài “Carnet d’un collectionneur” (sổ tay của một nhà sưu tập), đoạn nói về những vùng có kiều dân Nhật bản xưa ở Đông Dương (Anciennes colonies japonaises en Indochine) chép như sau:

Parmi les armateurs japonais qui commerçaient avec l’Indochine, au XVIIe siècle, il convient plus spécialement de retenir les noms de deux d’entre eux qui commerçaient avec l’Annam : Araki Sôtarô et Shichirôbei Eikechi.

Sôtarô avait épousé en 1620, une jeune fille de la famille royale de Cochinchine. Elle s’appelait Amô et suivit son mari au Japon.

Lorsque l’édit du Shogun interdit, en 1636, toute sortie du Japon des sujets japonais, ou toute entrée de ceux qui s’étaient expatriés, elle était encore dans ce pays.

Elle mourut en 1645. Elle est enterrée au temple Daion-ji à Nagasaki, et les descendants de son mari conservent un miroir qu’elle avait apporté d’Annam (1).

(Trong số chủ tàu buôn Nhật Bản giao thương với Đông Dươngvào thế kỷ 17,đặc biệt ghi nhận hai người trong số họ đã buôn bán với An Nam: Araki Sotaro và Shichirôbei Eikechi.

Vào năm 1620, Sotaro kết hôn với một tiểu thư thuộc hoàng gia….)



BAVH không hề nhắc đến cái tên Ngọc Hoa, cũng không khẳng định tiểu thư đó là con gái của Chúa Nguyễn, mà chỉ nói chung chung: thuộc hoàng gia….

Trở lại thông tin của tác giả Mai Thanh Hải “Bà Ngọc Hoa không để lại tư liệu, hồi ức nào”, nếu ta hiểu ý ông muốn nói là “bà vợ VN của Sotaro không để lại tư liệu, hồi ức nào’’ thì e không đúng. Bởi vì qua những tài liệu đã phổ biến, ta đã nghe nói đôi điều về bà:

- Bà là con của chúa Sãi, (hoặc là người trong hoàng gia) năm 1619 được gả cho một thương nhân Nhật Bản tên là Araki Sotaro.
- Bà có tên Nhật là Wakaku, tên thân mật là Anio.
- Bà theo chồng về Nhật năm 1620, định cư ở Nagasaki.
- Bà mất năm 1645, sống lâu hơn chồng 10 (hay 9?) năm và - thật hi hữu – bà chết cùng ngày cùng tháng với chồng.
- Bia mộ chung của hai ông bà được chôn ở chùa Đại Âm Tự (Daionji), Nagasaki.
- Hai người có một con gái tên là Yasu (Gia Tu).
- Viện Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki còn lưu trữ chiếc gương soi của bà.
- Hằng năm từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10, trong lễ hội Okunchi ở Nagasaki có một màn đám rước do hai em bé đóng vai Sotaro và Wakaku đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. (Okunchi là một lễ lớn, là niềm tự hào của Nagasaki).

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 NgocHoa03
御朱印船の主、荒木宗太郎と姉さん女房アニオー。
Araki Sotaro và vợ Anio (lễ hội Okunchi năm 2006)
- Những điều nghe nói đó nay đã được tác giả Trương Văn Tân làm sáng tỏ thêm qua một bài ký sự viết sau lần trở lại thăm viếng Nhật Bản gần đây. Thiên ký sự (với hình ảnh minh họa) có tên là: ”Một thoáng Phù tang” được đăng ở trang web www.erct.com. Trong đọan nói về “Nàng công nương họ Nguyễn” tác giả viết như sau: ”…Tôi đi xe điện tìm đến con đường lịch sử Teramachi-dori (đường Xóm Chùa). Ở giữa con đường Xóm Chùa là Đại Âm Tự (Daionji). Ngôi chùa nầy có ít nhiều liên hệ đến Việt Nam. Phía sau ngôi chùa là một nghĩa trang lâu đời dọc theo triền núi, có hàng ngàn, hàng chục ngàn ngôi mộ chôn hài cốt của giai cấp quí tộc và giai cấp võ sĩ “samurai” vài trăm năm trước.

…..Tôi đến thăm chùa với mục đích tìm ngôi mộ của một vị công nương Việt Nam, con của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gả về Nagasaki năm 1619, kết hôn với Araki Sotaro (Hoang Mộc Tông Thái Lang), một thương nhân nổi tiếng đương thời và cũng là nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi samurai… Trước cổng mộ thành phố Nagasaki có dựng một bảng tóm tắt tiểu sử của ông Araki Sotaro và người vợ, một công nương Việt Nam với cái tên Nhật Wakaku (Vương Gia Cửu)… Tôi tìm hiểu thêm về mộ phần của Araki Sotaro qua thông tin trên trang sao chụp từ sách tài liệu của nhà chùa. Được biết, Araki Sotaro sau khi thành hôn với công nương Wakaku đã tự đặt thêm một cái tên Việt Nam là Nguyễn Thái Lang. Công nương Wakaku nổi tiếng và được người dân Nagasaki gọi bằng cái tên thân mật là Anio-san… Công nương mất năm 1645, như vậy bà sống ở Nhật 26 năm, được ban pháp danh là Diệu Tâm, một pháp danh rất Việt Nam. Cũng theo trang thông tin nầy, hơn hai trăm năm sau, vào thời Minh Trị, mộ phần của Araki Sotaro và Anio-san đã được con cháu đời thứ 13 cải táng và mộ phần hiện tại chỉ có đời thứ 3, thứ 12, 13 và 14 (Araki Sotaro là đời thứ 1)


(Độc giả có thể xem toàn bài ký sự “Một thoáng phù tang” của Trương Văn Tân trên www.erct.com hoặc trên diendan.org)


Đọc bảng tiểu sử và tìm hiểu phần tiếng Nhật trên đó (1) tôi có nhận xét sau:

- Phần tiếng Nhật: về lai lịch, bảng tiểu sử ghi: ”Vương Gia Cửu, một người con gái bà con bên ngọai của Quốc vương An Nam. Chính quyền Nagasaki đã dùng chữ musume = người con gái (thường) chứ không dùng chữ hime (chữ nầy dùng để chỉ con gái của tướng quân Nhật, vợ tướng quân Nhật hoặc dùng để dịch chữ “Princess”).

- Phần tiếng Anh: Ở đọan viết bằng tiếng Anh, chữ relative được dùng để chỉ liên hệ giữa công nương Wakaku và quốc vương An Nam, chứ không phải dùng chữ daughter (During a trip to An Nam (Viet Nam) in 1619 Araki Sotaro was betrothed to Wakaku, a relative of the King of An Nam).

Tôi bắt đầu tin rằng công nữ Wakaku chỉ là con nuôi của Chúa Sãi. Mãi đến khi tôi tình cờ tìm được một tài liệu của Hội Hữu Nghị Nagasaki – Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association) thì sự thật đã sáng tỏ:

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 NgocHoa02
Bảng tiểu sử ông Araki Sotaro và vị công nương Việt Nam
do thành phố Nagasaki dựng lên (hình của Trương Văn Tân)


Trong bài Sotaro Araki and Princess Anio (của Hội Hữu Nghị Nagasaki-VietNam) có đọan sau:

There was a man in Nagasaki, Sotaro ARAKI, who lived from the late 16th century to the early 17th century. At first he was a samurai in Kumamoto not far south of Nagasaki, and moved to Nagasaki in 1588 and started living there on an estate. Japanese were quite active in those days, going down south and building many Japanese towns in Southeast Asia.

Sotaro, getting aboard a goshuin-sen (officially-licensed trading ship), went to visit the Philippines, Vietnam, Thailand, Cambodia and was said to have acquired a vast fortune from trade. In 1619 in what is now Hue, he met and married Wakaku, a woman of maternal bloodline of the Vietnamese King who adopted her as a daughter. Sotaro went home with his new bride, and built an emporium (trading house) in Motoshikkui-machi in Nagasaki. He was surely the first Japanese to have an international marriage and came back to Japan with a King’s daughter, albeit an adopted one. Princess Wakaku, while living in Nagasaki, was called Ani-o-san and was well-liked by the Nagasaki citizens…


Xin tạm dịch đọan cần thiết:…”Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế, ông gặp gỡ và kết hôn với một người con gái thuộc dòng bên ngọai được Vua An Nam nhận làm con nuôi. Sotaro trở về nước với cô dâu mới, và gầy dựng một trung tâm thương mại tại Motoshikkui-machi, ở Nagasaki. Có lẽ ông là người Nhật đầu tiên kết hôn với người nước ngoài và trở về Nhật với một công nữ con Vua, cho dù chỉ là con nuôi…


Đến đây có thể tạm kết luận như sau:

Chúa Sãi có 4 người con gái được ghi vào sử sách và tiểu sử cũng khá rõ ràng. Ngoài 4 công nữ đó, Chúa còn một người con nuôi gả cho một thương nhân Nhật Bản thuộc dòng dõi võ sĩ đạo, giàu sang và có thế lực. Bà theo chồng qua sinh sống ở Nhật trong 26 năm, được người Nhật ở Nagasaki quí mến. Khi bà chết, mộ bà được chôn cạnh mộ chồng ở bên trong một ngôi chùa tại Nagasaki, sau nầy con cháu đời thứ 13 đã cải táng đi đâu không rõ.

Riêng về câu “thuộc dòng bên ngọai của vua An Nam” theo thông tin từ tài liệu Nhật bản thì nếu hiểu vua An Nam chỉ Chúa Sãi thì bên ngọai đây là chỉ họ Mạc. (Thương nhân các nước ghi ghé Đàng Trong, họ xem chúa Nguyễn là vua An Nam, hơn nữa “tại nơi mà nay gọi là Huế” giúp ta hiểu vua An Nam chính là Chúa Sãi.)

Chuyện của bà là một chuyện có thật và tên thật của bà là gì không còn cần thiết nữa. Đã có người gọi bà là Công nữ Ngọc Hoa, thôi thì ta hãy cứ tạm gọi bà bằng tên đó cũng được.


_____________________________________________

Chú thích:

(1)Tác giả bài viết thành thật cám ơn chị Quỳnh Chi đã giúp giải thích các từ tiếng Nhật trong bài nầy.

(2)BAVH:Bulletin des Amis du vieux Hué=Tập san của Hội Đô Thành Hiếu cổ (cf Généalogie des Nguyen avant Gia Long, năm 1920,trang 324).

(3)Hiếu Văn hoàng hậu, tức là bà Mạc Thị Giai, con gái của Mạc Kính Điển, bà gọi Mạc Cảnh Huống là chú ruột. Con gái bà là Ngọc Liên lại lấy Nguyễn Phúc Vinh (tức Mạc Kính Vinh, con của Mạc Cảnh Huống). Vậy Ngọc Liên vừa gọi Mạc Cảnh Huống là ông chú vừa gọi là cha chồng.

Chưa hết! Bà MạcThị Giai là chắt nội, cháu nội, cháu gọi bằng bác, là chị, là em của tất cả vua nhà Mạc trị vì từ 1527 đến 1625.

(4)Hai phó tướng nầy được cải họ, cho mang quốc tính.

(5)Cụ Đào Trinh Nhất sinh năm 1899, con cụ Đào Nguyên Phổ, rể cụ Lương Ngọc Quyến. Cụ Đào Trinh Nhất là học giả, và là nhà báo lỗi lạc. Cụ là tác giả cuốn “Nước Nhựt Bổn-30 năm duy tân”.


Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 _
PostSubject: Re: Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女   Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 I_icon_minitime06.09.11 14:43

荒木宗太郎と安南国王女

 異国渡海の朱印状は、文禄元年(1592)に、豊臣秀吉が長崎、京都、堺の8人の豪商に授けたのが最初であるが、その8人の豪商のうちの一人が長崎在住の荒木宗太郎(?~1636年)。荒木宗太郎は、豊臣秀吉の朱印状を得て以来、シャムや安南地方に数度貿易船を出した。ちなみに最初に朱印状を授けられた8人の豪商とは、長崎の荒木宗太郎、末次平蔵、船本弥平次、糸屋隋右衛門、京都の茶屋四郎次郎、角倉与一、伏見屋、堺の伊勢屋であった。

 荒木宗太郎は生年月日も不祥であり前半生はよくわかっていないが、肥後熊本の武士だったが、1588年(天正16年)ころ、長崎に移り、武士をやめて商人になったといわれる。異国交易で賑わう長崎で交易商売に眼をつけ、船乗りとなり、やがて船主として財を成し、朱印船制度の創設と共に朱印船主に選ばれるほどの豪商となった。

 その後も荒木宗太郎は徳川幕府よりたびたび朱印状を受け、1606年(慶長11)から1632年(寛永9)にかけて、シャム、交趾などの各地に6回にわたって朱印船を派遣した。使用人や親族を船に乗り組ませ、自分は資金を出すだけという他の多くの朱印船主と異なり、荒木宗太郎は船主であっただけでなく、船長となり、自らも乗船し、朱印船を率いて渡海した。この種の事業家は当時は直乗り船頭と呼ばれて船乗りの間で尊敬された。


 当時のヴェトナムは、1428年に明の支配を脱して興った後黎朝のもとにあったが、混乱が続き、ハノイを中心とした北部は鄭(チン)氏が、フエを中心とした中部は阮(グエン)氏が実権を握り、南北に分裂し、この鄭氏と阮氏との対立は約200年にわたって続くことになる。日本では北部ヴェトナムの鄭氏政権を東京(トンキン)と呼び、中部ヴェトナムの阮氏政権を交趾または広南国[クアンナム]と呼んでいたが、荒木宗太郎は、広南国王の阮福源に深く信頼されていたとみられる。後に荒木宗太郎は阮氏の親族に加えられることになり、阮太郎と称したと伝えられている。

 

 荒木宗太郎の注目すべき事蹟の一つとして、元和5年(1619)、阮氏の娘、王加久戸売(オウカクトメ)を嫁に迎え、現地妻として現地に置くのではなく、自分の朱印船に乗せて長崎に連れて帰り、自分の長崎の屋敷に住まわせて、その生涯を正妻として日本で全うさせたということが挙げられる。この女性は、長崎の人々から本名でなく「アニオーさん」と呼ばれて親しまれ、夫・宗太郎の死後、1645年(正保2)に長崎で没している。

 このアニオーというのはどういう意味なのか、諸説あるようであるが、最も説得力があるのは、アインオーイ、もしくはアニョオーイという王加久の口癖が長崎の人々の耳に残り、語り伝えられて「アニオーさん」になったとする説。アインというのはベトナムで夫や兄、伯叔父などの男性に対して使う敬語であり、オーイというのは呼びかけの言葉で、これは、『朱印船時代の日本人』(小倉貞男 著、中公新書、1989年)で紹介されている説。


 尚、荒木宗太郎は元和9年(1623年)、再び広南へ渡海したが、その折に妻アニオーを同乗させていない。荒木宗太郎と妻の王加久の間には、一人娘が生まれ、名は家須(やす)といい、アニオーさんは、長崎・飽の浦の屋敷で一人娘を育てるものの、アニオーさんは一度も故郷に帰ることなく長崎で生涯を終えている。



  主たる参考引用文献:
      『海のサムライたち』 (白石一郎 著、NHK出版)
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 _
PostSubject: Re: Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女   Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 I_icon_minitime06.09.11 19:41

朱印船の花嫁

白石一郎 著、中央公論社
    1991年1月 

 荒木宗太郎(?~1636年(寛永13年))は、もともと肥後熊本の武士だったが、異国交易で賑わう長崎で交易商売に眼をつけ、船乗りとなり、やがて船主として財を成し、朱印船制度の創設と共に朱印船主に選ばれるほどの豪商となり、その後も徳川幕府よりたびたび朱印状を受けシャム・安南などに朱印船を派遣した長崎の豪商。荒木宗太郎は船主であっただけでなく船長となり自ら乗船し朱印船を率いたことも異色であるが、更に注目すべきことは、1619年に、安南の王女の娘を妻にし日本に連れ帰り、自分の長崎の屋敷に住まわせてその生涯を正妻として日本で全うさせたことだ。『朱印船の花嫁』は、この実在の人物である荒木宗太郎とヴェトナム人の妻をモデルとした短編歴史小説だ。

 荒木宗太郎が活躍した当時のヴェトナムは、1428年に明の支配を脱して興った後黎朝のもとにあったが、混乱が続き、ハノイを中心とした北部は鄭(チン)氏が、フエを中心とした中部は阮(グエン)氏が実権を握り、南北に分裂し、この鄭氏と阮氏との対立は約200年にわたって続くことになる。日本では北部ヴェトナムの鄭氏政権を東京(トンキン)と呼び、中部ヴェトナムの阮氏政権を交趾または広南国[クアンナム]と呼んでいたが、荒木宗太郎は、広南国国王の阮福源に気に入られたらしく、国王は自分と同姓の阮氏を名乗ることを許して阮太郎と称させ、自分の娘を与えて妻とさせた。

 当時のヴェトナムの政治事情については,本書で荒木宗太郎が、使用人の千四郎に以下のような話をする場面がある。

 「日本ではこの国を交趾などと呼ぶが、交趾という国はどこにもない。さらに安南という国もじつは今は無いと知るがよい。安南王はいる。しかし王とは名ばかりで、この国はいま東京(トンキン)と広南(クアンナム)の2つに分かれておる。わしらが安南と呼んでいるのは広南のことじゃ。広南の王は阮(グエン)福源と申される。わしらの交易の相手はこの王じゃ。どこの国にもそれぞれこみ入った事情はある。多くを知る必要はない」
 
 小説では、生れの肥後人吉を離れ長崎に流れて波止場の荷揚げ人足をしていたが、村山東安を追い落とし長崎代官におさまった末次平蔵を襲撃しようとする事件がきっかけで荒木家の使用人に組み込まれ、安南に向かう荒木宗太郎率いる朱印船に見習水夫として乗り込むことになった相良千四郎という男を主人公にしている。荒木宗太郎が、いつ、なぜ故郷の肥後を離れたのかは不明であるが、この点についても著者は興味深い推測をしており、肥後人吉領主の一族で重臣であったが早くに主家を出て浪人し各地を転々とし結局は落ちぶれて人吉に戻ってただの百姓になった相良千四郎の父親の話に絡めて、著者の見方が紹介されている。

 海路1800里、順風で30日、波風の具合によっては40日から50日の航海という長崎から安南国に向かう朱印船での航海の模様や、安南国の都・広南(クアンナム)へ至る商港フェフォ(海府、今のホイアン 會安)の様子も、描かれているが、やはり気になるのは、長崎の人々から「アニオーさん」と呼ばれ親しまれたベトナム人女性・王加久(おうかく)と荒木宗太郎との出会いや関係、また長崎に連れ帰った時の様子や長崎でのその後の2人の生活ぶりだろう。短編小説ながら、これらの点にも筆が及んでいるが、本書では王加久(おうかく)は、子どもの時、川に溺れていたのを荒木宗太郎に助けられ、フェフォの日本人町の頭領・船本弥七郎に預けられ、王家の一族である市舶提挙司・阮芝虎の養女となり、広南国王の阮福源のお声がかりで、広南国王の養女という身分で荒木宗太郎の妻となる、という設定になっている。


Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 _
PostSubject: Re: Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女   Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 I_icon_minitime06.09.11 20:50

荒木 宗太郎 (あらき・そうたろう)

・? ~ 1636年(寛永13年)
・長崎の貿易家。名は一清、のちに惣右衛門
・肥後熊本の武士だったが、長崎開港とともに長崎に移り、武士をやめて商人になった。1592年(文禄元年)、豊臣秀吉の朱印状を得て以来、シャム・安南地方に数度貿易船を出した。
 宗太郎みずからも乗船、安南国王の一族、阮氏に深く信頼され、1619年(元和5年)には、阮氏の娘、王加久戸売(オウカクトメ)を妻とし、帰国した。
 1622年(元和8年)には将軍徳川秀忠より新たに朱印状を受け、交趾方面に通商した。
荒木船の船標は、円のなかにO・V・Cを組み合わせたものであった。それはオランダ東インド会社の船標を上下逆さにしたデザインであった。




Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 Araki01
長崎駅構内に展示されている
御朱印船(三菱重工長崎造船所製)
逆さVOCマークの朱印船貿易商

 宗太郎は長崎で出島貿易が始まる直前の時代に朱印船貿易商を営み大成功をおさめた豪商です。 長崎の飽之浦(あくのうら)に居宅を構え、長崎惣右衛門と名乗りました。本石灰町はその宗太郎が朱印船貿易でマカオから運んできた漆喰(しっくい)の原料を荷降ろしする場所だったことからこの町の名前が付いたそうです。

 ここで朱印船貿易について簡単にご説明します。 秀吉はキリシタン禁教政策の一方で海外貿易の魅力を捨てきれず、1592年(文祿1)、許可状をもって認可する政策をとりました。 その許可状(朱印が押されていた)を持つ船が御朱印船です。 この制度は鎖国体制強化で日本人の海外渡航が禁止された1635年(寛永12)まで続き、 その間、約350隻以上の御朱印船が台湾、フィリピン、ジャワ、カンボジア等、東南アジアの19地域に渡り、 各地に日本町(日本人居住地)がつくられるほど盛んに交易が行われました。

 宗太郎は勇気ある行動派タイプだったようで、他の貿易商と違い自ら船頭になって海を渡り、東南アジア各地と交易で巨万の富を得ました。 そんな中で、何度か訪れたトンキン王国(現在のベトナムの一部)の王に見込まれて、なんと王の娘である王加久(ワカク)をお嫁にもらいます。 その王女を連れて長崎に入った時の行列は、多くの侍女や召し使いも同行し、たいそう華やかだったそうです。

 それからというもの長崎の人々は華やかな行列を見ると「アニオ様の行列のごたる(ようだ)」といったそうです。 アニオとは王后を意味する「阿娘(アニヨン)」という言葉が訛ったものです。 宗太郎はアニオ様を大事にし、夫婦は生涯仲むつまじく暮らしたそうです。 ちなみに二人は命日も同じです。



Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 Araki03
飽の浦公園側の荒木邸跡


 さて宗太郎の船が掲げた「逆さVOCマーク」ですが、海賊がオランダ東インド会社と間違えて襲って来ないようにするためと伝えられています。 宗太郎の生前はオランダ商館は平戸にありました。 東南アジアを駆け巡っていた宗太郎はその頃にわかに東南アジアで力を付けていたオランダの力を見抜き、 そのマークの威力を利用することを思い付いたのかもしれません。

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 Araki02
逆さVOCはこんな感じ
Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 _
PostSubject: Re: Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女   Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女 I_icon_minitime

Back to top Go down
 

Công nữ Ngọc Hoa - Araki Soutarou và công chúa An Nam - 荒木宗太郎と安南国王女

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com