♪ Smile Always ♪
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.



 
HomeLatest imagesSearchRegisterLog in

Share | 
 

 Công chúa Phụng Dương (1244-1291)

View previous topic View next topic Go down 
AuthorMessage
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) _
PostSubject: Công chúa Phụng Dương (1244-1291)   Công chúa Phụng Dương (1244-1291) I_icon_minitime05.09.11 20:30

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) là con Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ, mẹ là phu nhân Bảo Châu. Từ nhỏ, Phụng Dương đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Vua Thái Tông Trần Cảnh yêu mến đem về cung nhận làm con nuôi, cho hiệu là Phụng Dương. Từ đó Phụng Dương trưởng thành trong hoàng cung như một nàng công chúa.

Lớn lên Phụng Dương được gả cho Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Nghi lễ đúng lệ như con gái vua lấy chồng. Nhưng thật không may cho Phụng Dương, lúc ấy Thái sư Trần Quang Khải đang say mê một người thiếp nên nhạt tình với vợ mới. Chuyện đến tai Trần Thủ Độ khiến ông nổi giận cho gọi con gái về hỏi han cặn kẽ rồi quyết định không cho phép Quang Khải được làm như thế. ở phủ tể tướng, Quang Khải có nhiều thê thiếp nhưng về danh nghĩa, Phụng Dương là chánh phi, tuy nhiên, Phụng Dương đối xử với các thứ thiếp của chồng hết sức bao dung. Bà ân cần chỉ bảo cho họ cách làm ăn, khu xử. Hoặc họ làm điều gì khiến Quang Khải la mắng thì Phụng Dương lại nhẹ nhàng khuyên giải để họ biết lỗi mà sửa. Trần Quang Khải bàn việc nước, bà lo quán xuyến việc nhà, cư xử với người già người trẻ có phép tắc, sắp xếp công việc đâu ra đấy, nên tiền tài không hao phí mà vẫn sinh lợi khiến chồng rất hài lòng.

Đi lấy chồng nhưng Phụng Dương vẫn săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ chu đáo. Khi cha mất, bà đích thân lo cơm nước hầu hạ mẹ hệt như một cô gái thường dân nết na hiếu thảo.

Năm Giáp Thân (1284) quân Nguyên xâm lược nước ta. Thái sư và bà xuôi thuyền cùng triều đình về Thiên Trường. Thình lình nửa đêm có chiếc thuyền bị bốc cháy. Nghe tiếng hoảng loạn, ai nấy tưởng giặc đến nơi rồi. Bà bình tĩnh đánh thức Thái Sư dậy, đưa lá mộc che tên cho chồng. Bà được Thái sư thực sự yêu phục.

Cuối đời, Thượng tướng Thái sư về nghỉ ở trang riêng tại phủ Thiên Trường. Bà về theo rồi mất ở đấy năm 47 tuổi. Nhân cách bà được chính Thái sư đánh giá:

- Làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu danh, vượng phu ích tử.

Theo Gia phả Trần tộc Nguyên Thiên Nghệ Tĩnh do tác giả Trần Thanh San biên soạn năm 2001 thì Trần Quang Khải và Phụng Dương có 6 người con, 3 trai và 3 gái. Người con trai trưởng mất sớm, trai thứ hai Văn Túc Vương - Trần Đạo Tái, con trai thứ ba: Vũ Túc Vương sau lấy Công chúa Bảo Châu (con gái thứ ba của vua Trần Thánh Tông). Ba người con gái là Quỳnh Huy, Quỳnh Bảo, Quỳnh Thái.

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) _
PostSubject: Re: Công chúa Phụng Dương (1244-1291)   Công chúa Phụng Dương (1244-1291) I_icon_minitime05.09.11 20:50



Công chúa Phụng Dương (1244-1291) 4897104
Công chúa Phụng Dương và Thái ấp Độc Lập

Thôn Độc Lập, phủ Thiên Trường xưa (nay là xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) là Thái ấp của Thượng tướng Thái sư, Chiêu minh Đại vương Trần Quang Khải (1240-1294).

Trần Quang Khải là một trong những vị tướng văn võ song toàn thời nhà Trần, lập nhiều chiến công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở thế kỷ 13. Vì bận nhiều công việc triều chính, lúc ở Tức Mạc, Thiên Trường, lúc lên Thăng Long nên việc cai quản ấp Độc Lập được ông giao cho vợ là công chúa Phụng Dương nắm giữ.

Độc Lập là vùng đất trũng rộng chừng 300 mẫu, mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa chiêm. Đây là nơi có nhiều sông ngòi nhỏ, rất thuận tiện trong giao thông đường thủy, lại có bến Đình có thể neo đậu được nhiều thuyền lớn... Sau khi trở thành Thái ấp, Trần Quang Khải lập khu phủ Đệ, xây dựng các công trình lớn có tường cao, hào sâu bảo vệ. Quanh các gò đống là nhà ở của binh lính, gia nô cùng các xưởng rèn, xưởng mộc, làm gốm, nung gạch, nung vôi... Trên cánh đồng người dân trồng bông, nuôi tằm, dệt vải. Tại đây còn có nhiều giếng nước ăn của vương phủ, binh lính và dân chúng.

Từ sau hội nghị Bình Than (1282), nhà Trần ráo riết chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên - Mông. Phủ Thiên Trường là một trong số các căn cứ chiến lược, trong đó Thái ấp Độc Lập (chỉ cách phủ Thiên Trường khoảng 15 km về phía tây-nam, lại gần đường từ Thiên Trường lên Thăng Long) có tầm quan trọng đặc biệt. Về đường thủy, từ Thái ấp Độc Lập đi theo sông Vị Hoàng, sông Đáy, sông Vân sẽ đến được Trường Yên (Hoa Lư), theo sông Châu, sông Hồng lên được Thăng Long, theo sông Vĩnh về được hành cung Thiên Trường... Quân nhà Trần còn lập các trạm gác đường thủy tại bến Than, bến Miễu, bến Viện..., các trạm đường bộ tại các vùng lân cận... Ngoài ra còn tích trữ lương thảo, chiêu tập dân binh, rèn thêm đao kiếm, mặt khác Trần Quang Khải còn thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông" (lúc thái bình là cơ sở kinh tế, lúc chiến tranh thành nơi cung cấp sức người, sức của), đồng thời chuẩn bị tinh thần "vườn không nhà trống" phòng khi quân giặc tràn vào.

Người có công lớn trong việc xây dựng cứ điểm Độc Lập chính là công chúa Phụng Dương. Bà sinh năm Giáp Thìn (1244) sau khi được cha là Thái sư Trần Thủ Độ và mẹ là Tuệ Chân tác thành với Trần Quang Khải, bà một lòng một dạ chung thủy với chồng, chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái... để Thái sư chuyên tâm lo việc nước. Bà là một phụ nữ đảm đang quán xuyến mọi công việc trong Thái ấp như trồng cấy, chăn nuôi, dệt vải, may quần áo cho binh sĩ... Trong Thái ấp ai làm được điều tốt bà đều khen ngợi, ai có sai trái bà nhẹ nhàng khuyên bảo, nhưng trong nội tộc ai không có tài thì "thà cho tiền bạc chứ không giao trọng trách". Có một câu chuyện về lòng dũng cảm của bà mà sử sách còn nhắc mãi: Đó là vào mùa đông năm Giáp Thân (1284) quân Nguyên - Mông sang cướp nước ta, thế giặc rất mạnh, Thái sư Trần Quang Khải phải xuống thuyền lánh giặc. Nửa đêm nọ có một chiếc thuyền bị bốc cháy, công chúa Phụng Dương tưởng là giặc đến, bà liền khẽ đánh thức Thái sư dậy, đưa cho ông chiếc mộc rồi lấy thân mình che chở cho Thái sư.

Tháng 3 năm 1295, quân Nguyên - Mông vào Thiên Trường, nhưng mấy lần chúng không tới được căn cứ Độc Lập vì khu vực này được canh phòng cẩn mật. Mặt khác, sông ngòi ở đây nhỏ, thuyền lớn của giặc khó vào. Đây cũng là vùng đầm lầy, nên ngựa của chúng không thể cất vó... Rồi cũng từ căn cứ Độc Lập, phối hợp với các mũi tiến công khác, nhà Trần đã đánh đuổi được quân Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước ta vào tháng 5-1285.

Khi tuổi đã cao, công chúa Phụng Dương đem hết tài sản của mình chia cho anh em nội tộc, nhiều gia nô được cấp ruộng đất cày cấy... Bà còn tiến cúng một số tiền lớn để xây chùa Độc Lập, ngôi chùa này còn mãi tới ngày nay. Bà mất ngày 22 tháng 3 năm Tân Mão (22-4-1291). Thi thể của bà được Thái sư an táng ngay tại nơi bà đã gắn bó cả đời mình. Khu mộ của bà bây giờ to đẹp, được dân làng hương khói quanh năm. Tại đây còn có đình Cao Đài (khu di tích - lịch sử được Nhà nước xếp hạng) thờ Thái sư Trần Quang Khải, công chúa Phụng Dương và năm vị thần khác. Nhưng quý nhất tại khu di tích này là tấm bia, lập từ năm 1293, ghi công đức của công chúa Phụng Dương. Lời trong văn bia được chính Thái sư Trần Quang Khải và Thái bảo Lê Củng Viên biên soạn.

Hằng năm, cứ vào ngày giỗ công chúa Phụng Dương (22 tháng 3 âm lịch) và ngày giỗ của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (3 tháng 7 âm lịch) nhân dân khắp nơi nô nức về khu di tích Cao Đài thắp hương tưởng nhớ người xưa có công với nước, với dân. Về đây, mọi người còn được xem diễn lại tích trò "thuyền chài bắt giặc Ngô" nhằm khích lệ tinh thần yêu nước cho con cháu.

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Mèo Âu
北公爵夫人
-鋒-

Mèo Âu

Posts : 1524
Join date : 2009-09-06

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) _
PostSubject: Re: Công chúa Phụng Dương (1244-1291)   Công chúa Phụng Dương (1244-1291) I_icon_minitime05.09.11 20:56

Đình Cao Đài thuộc thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành (huyện Mỹ Lộc) thờ thượng tướng Thái sư Chiêu Minh vương Trần Quang Khải và phu nhân là Phụng Dương Công chúa.

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) 30c9bsx
Công chúa Phụng Dương là con gái Thái sư Trần Thủ Độ, mẹ là Tuệ Chân phu nhân. Bà là một phụ nữ đức độ, đảm đang được mọi người cảm phục. Văn bia tại đình còn ghi lại câu nói của bà: “Người trong hoàng tộc nếu ai không có tài thì thà cho tiền của chứ không trao trọng trách”.

Năm 1262, vua Trần sau khi nhường ngôi cho con đã về hương Tức Mặc, thăng Tức Mặc là phủ Thiên Trường và cho xây dựng cung điện, nhà cửa. Cùng với việc xây dựng cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa, nhà Trần còn cho xây dựng một số cung điện Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ và ban thái ấp cho các tướng lĩnh như thái ấp Lư Cao Mang cho nha tướng Trần Hưng Đạo, Thái ấp của An Sinh vương Trần Liễu ở Bảo Lộc, Thái ấp Lựu Phố của Thái sư Trần Thủ Độ, Thái ấp Độc Lập của Thượng tướng Trần Quang Khải, ba đồn binh ở Trung Đông (Trực Ninh)…

Ở ấp Độc Lập (nay là đình Cao Đài), Thái sư Trần Quang Khải đã cho xây dựng bến thuyền lớn, các xưởng rèn, mộc, dệt vải, lò nung, gạch, lò sứ, gốm, trại nuôi gia súc, những bãi tập cho binh sĩ và hàng trăm mẫu đất trồng lúa nước. Thái ấp Độc Lập trở thành căn cứ địa vững chắc, có thể làm chỗ lui quân cho các cuộc rút lui chiến lược của quân ta và là nơi cung cấp nguồn lương thực, khí giới dồi dào đủ sức nuôi quân chờ thời cơ phản công. Thái ấp Độc Lập đã trở thành cứ điểm hiểm yếu trong vùng căn cứ địa Thiên Trường trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ hai (1285). Sau khi Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải và Công chúa Phụng Dương mất, nhân dân đã xây dựng Đình Cao Đài để tưởng nhớ công lao của ông và phu nhân của ông trên phần đất trước là thái ấp.

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) O085y8
Nhà bia- nơi lưu giữ tấm bia đá thời Trần
Bên cạnh giá trị lịch sử, trong khu Di tích Đình Cao Đài, ở mộ Phụng Dương công chúa, tấm bia đá thời Trần (1293) là di vật quý. Nội dung bia cung cấp nhiều tư liệu về công chúa Phụng Dương, về các chi tiết liên quan đến Thái sư Trần Quang Khải, trong đó có việc rút lui chiến lược của quân đội nhà Trần về cứ điểm Độc Lập trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285).

Công chúa Phụng Dương (1244-1291) Afbh1e
Lối vào khu lăng mộ công chúa Phụng Dương
Với ý nghĩa lịch sử quan trọng, khu di tích Đình Cao Đài đã được tiến hành đào thám sát, khai quật khảo cổ học nhiều lần. Năm 1978, các nhà khảo cổ học đã tiến hành đào thám sát, phát hiện được dấu vết than xỉ của một ngôi mộ thời Trần, điều này trùng với nội dung trong văn bia, trùng với tương truyền trong nhân dân đó là mộ Phụng Dương Công chúa. Năm 1995, một cuộc đào thám sát càng minh chứng cho điều này khi các nhà khảo cổ học tìm thấy một kiến trúc bao quanh mộ với chiều dài 40x40m.

Với tầm quan trọng về giá trị lịch sử, kiến trúc, trên cơ sở các tư liệu Hán Nôm và các tư liệu còn lại trong di tích, cùng với các đợt đào thám sát khảo cổ học, UBND tỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính Phủ bổ sung Di tích Lịch sử - Văn hóa Đình Cao Đài vào Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại Nam Định đến 2015. Ngày 29-3-2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành đào thám sát Đình Cao Đài. Kết quả khảo cổ học tại Đình Cao Đài lần này sẽ góp phần làm sáng tỏ, làm phong phú hơn giá trị các di sản văn hóa thời Trần tại Nam Định.

Back to top Go down
http://dinhphong.forumn.org/
Sponsored content




Công chúa Phụng Dương (1244-1291) _
PostSubject: Re: Công chúa Phụng Dương (1244-1291)   Công chúa Phụng Dương (1244-1291) I_icon_minitime

Back to top Go down
 

Công chúa Phụng Dương (1244-1291)

View previous topic View next topic Back to top 
Page 1 of 1

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
♪ Smile Always ♪ :: Lịch sử và Thần thoại :: Việt Nam :: Nhà Trần★陳朝-

Smile Always♪
http://meoau.ace.st
Copyright © 2009

Free forum hosting  | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com